KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM
Sau Tết Quý Mão 2023, Ban Chấp hành HTVN lại gửi giấy mời đến cộng đồng họ Trần cả nước về dự “Đại lễ giỗ tổ họ Trần VN” vào ngày 14/Giêng/2023 tại “Đền nhà Ông” (thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) gây nhiều thắc mắc trong dư luận xã hội, đặc biệt là con cháu họ Trần. Tuy nhiên, việc BCH HTVN vẫn coi “Đền nhà Ông” đang thờ cụ Trần Hoằng Nghị là “Đền thờ Tổ họ Trần VN” giỗ ngày 14/Giêng là hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận được. Dư luận cho rằng, đây cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra tình hình phức tạp trong dòng họ Trần kéo dài suốt nhiều năm qua.

 

KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VN.

                                                 TRẦN NGUYÊN TRUNG

Sau Tết Quý Mão 2023, Ban Chấp hành HTVN lại gửi giấy mời đến cộng đồng họ Trần cả nước về dự “Đại lễ giỗ tổ họ Trần VN” vào ngày 14/Giêng/2023 tại “Đền nhà Ông” (thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) gây nhiều thắc mắc trong dư luận xã hội, đặc biệt là con cháu họ Trần.

Khác với các năm trước, nội dung giấy mời của BCH HTVN năm nay không còn ghi nội dung “Trần Hoằng Nghị là thân phụ Thống quốc – Thái sư Trần Thủ Độ”. Điều đó cho thấy, các thành viên trong BCH họ Trần đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức.

Tuy nhiên, việc BCH HTVN vẫn coi “Đền nhà Ông” đang thờ cụ Trần Hoằng Nghị là “Đền thờ Tổ họ Trần VN” giỗ ngày 14/Giêng là hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận được. Vì theo lịch sử và tộc phả họ Trần thì ngày giỗ Tổ họ Trần là ngày 18/Giêng hàng năm.

Dư luận cho rằng, đây cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra tình hình phức tạp trong dòng họ Trần kéo dài suốt nhiều năm qua.

Một số người họ Trần ủng hộ “Đền nhà Ông” khi cho rằng, đây là ngôi đền do ông Trần Văn Sen tự bỏ tiền xây dựng nên ông có quyền sử dụng ngôi đền theo ý cá nhân, kể cả việc gắn biển “Đền thờ tổ họ Trần VN” cũng không có gì sai trái, không ai có quyền can thiệp.

Nhưng, số đông con cháu họ Trần tỏ ra không đồng tình, chấp thuận với quan điểm nêu trên. Lý do:

Thứ nhất, theo công văn số 1854/UBND-TCD ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh Thái Bình gửi VP Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành có liên quan thì “Đền nhà Ông” chỉ là cơ sở thờ tự của Hội đồng gia tộc họ Trần thôn Phương La, xã Thái Phương, không phải là di tích lịch sử- văn hóa đã được xếp hạng.

Thứ 2, việc xây dựng “Đền nhà Ông” từ “miếu cây đa” (còn gọi là miếu nhà Ông) do ông Trần Văn Sen thay mặt Hội đồng gia tộc họ Trần thôn Phương La có đơn gửi UBND tỉnh Thái Bình (ngày 15.2.2002) xin phép phục dựng “miếu nhà Ông” để bà con họ Trần trong thôn có nơi thờ phụng tổ tiên.

Ngày 13.5.2002, UBND tỉnh Thái Bình đã ra văn bản số 618/UB-VX (do PCT UBND Hoàng Đình Thạch ký) cho phép Hội đồng gia tộc họ Trần xã Thái Phương, huyện Hưng Hà được phục hồi “miếu nhà Ông” trên nền móng cũ. Kinh phí xây dựng do dòng họ tự đóng góp.

UBND tỉnh giao cho các sở, ban ngành theo dõi kiểm tra, giám sát trong quá trình phục dựng, kịp thời chấn chỉnh sai sót (nếu có).

Tuy nhiên, nếu theo giấy phép của UBND tỉnh thì chỉ cho phép Hội đồng gia tộc họ Trần thôn Phương La phục dựng “miếu nhà Ông” trên nền móng cũ, tức mỗi chiều từ 2,5 -3,5 m2 với diện tích khoảng 10- 12 m2.

Thế nhưng diện tích mặt bằng xây dựng của “Đền nhà Ông” lên đến hơn 720m2 trên tổng diện tích 50.000 m2. Nhưng không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý sai phạm.

Thứ 3, theo kết quả khảo sát, kiểm kê di tích lịch sử của Sở VH-TT (nay là sở VH-TT-DL) tỉnh Thái Bình vào các năm 1958-1962; 1977-1978; 1998-1999; 2001, 2007 đều xác định: Thôn Phương La không có di tích lịch sử nào liên quan đến vương triều Trần. Ngay nhân vật Trần Hoằng Nghị đang được tôn thờ trong “Đền nhà Ông” không phải là nhân vật lịch sử, cũng chẳng có công lao gì trong thời kỳ khởi nghiệp của nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).

Thứ 4, theo các cụ cao niên ở làng Mẹo (thôn Phương La, xã Thái Phương) và các làng bên thuộc xã Hồng An, huyện Hưng Hà cho biết, từ xa xưa gần chợ làng Mẹo có một ngôi miếu nhỏ, gọi là miếu Ông, gần miếu có trồng một cây đa nên khi cây đa lớn lên được người dân địa phương quen gọi là miếu cây Đa.

Cụ Trần Quang Pháo hơn 90 tuổi sinh sống tại địa phương cho biết, từ xưa đến nay không có ai gọi miếu là đền, và cũng không có ai nói có đền thờ Trần Hoằng Nghị ở đây mà chỉ gọi miếu Ông hay miếu cây đa.

Chúng tôi tìm gặp cụ Trần Quang Đãng 85 tuổi (trưởng ngành 4, là người cùng chi họ Trần Văn với ông Trần Văn Sen). Tuy tuổi cao nhưng trông cụ vẫn còn khỏe mạnh và rất minh mẫn, với giọng trầm ấm, chân thành, cụ chia sẻ với chúng tôi:

“Theo các cụ xưa kể lại và căn cứ theo gia phả chi họ Trần Văn thì cụ tổ dòng họ tôi từ nơi khác về làng Ứng Mão đến nay đã được 8-9 đời. Ngay cả cha, ông chúng tôi cũng không rõ cụ tổ tên tuổi là gì và từ đâu về đất làng Mẹo (Phương La), nhưng dứt khoát cụ Tổ chúng tôi không phải là vị thiên thần Trang Nghị Đại Vương và càng không phải là Trần Hoằng Nghị (hay Hoằng Nghị Đại Vương) - như một số người trong chi họ và nhóm nghiên cứu lịch sử của ông Dương Quảng Châu - Phạm Hóa rồi sau này là ông Dương Trung Quốc, PGS.TS.Nguyễn Minh Tường đã xây dựng tưởng tượng, hư cấu bịa đặt nên.

Chúng tôi không có các văn bản gia phả, thần tích, sắc phong, văn bia hoặc tư liệu khảo cổ học…. hay các tài liệu văn bản học nào để khẳng định chi họ Trần Văn ở làng Ứng Mão (Phương La) là con cháu thuộc hậu duệ của Thái sư Trần Thủ Độ. Tất cả là do một nhóm người tự bịa đặt tạo dựng nên mà thôi.

Cụ Đãng còn cho biết thêm: Chi họ Trần Văn chúng tôi ở làng Phương La chỉ là một trong 19 chi họ Trần ở xã Thái Phương (trước đây cả xã có 12 chi họ Trần nhưng mấy năm gần đây nhiều chi cành đã tách ra và thành lập chi họ mới).

Riêng chi họ Trần Văn chúng tôi có nguồn gốc tổ tiên khác với các chi họ Trần ở xã Thái Phương: “đồng danh chứ không đồng huyết thống”. Mỗi chi họ - dòng họ Trần trong xã Thái Phương đều có từ đường riêng, thờ cụ tổ riêng của chi họ, dòng họ mình.

Vì thế, ngôi đền ông Trần Văn Sen mới xây dựng ở sát gốc đa (thuộc làng Mẹo, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà) gọi là “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam” là không đúng, là sai sự thật. Nếu có chăng thì đây chỉ là đền thờ tổ chi nhánh họ Trần Văn chúng tôi mà thôi.

Hiện tại, chi họ Trần Văn còn có 5 cành nhưng trên thực tế chỉ có 4 cành vì cành trưởng - cành 1 không có con trai - với khoảng trên dưới 300 - 400 nhân khẩu - chứ không phải là đền thờ tổ của cả dòng họ Trần ở xã Thái Phương…”

Việc tự ý gắn biển “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam” trên “đền nhà Ông” là một việc làm tùy tiện, vô trách nhiệm với dòng họ cần phải lên án.

Điều băn khoăn nữa của con cháu họ Trần là, trong giấy mời của BCH HTVN không còn ghi thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị, nhưng nếu trong nội dung chúc văn ngày 14/Giêng sắp tới không được chỉnh sửa lại cho đúng thì có khác gì “Treo đầu dê bán thịt chó”.

Chúng tôi mong rằng, con cháu họ Trần có đủ minh mẫn và tỉnh táo để nhận thức được: Khu di tích lịch sử xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà- nơi thờ các vị vua và Hoàng Hậu nhà Trần; Đền Vạn Khoảnh (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định thờ Tổ Trần Thừa…) là nơi con cháu họ Trần cần tìm về làm lễ, dâng hương, tri ân tổ tiên theo đúng truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” vào ngày 18/Giêng hàng năm.

Chúng tôi đề nghị BCH HTVN cần gỡ bỏ ngay biển hiệu “Đền thờ Tổ họ Trần VN” gắn trên “Đền nhà Ông” để tránh nhầm lẫn cho con cháu họ Trần.

                                                                                Ngày 01-02-2023

 

 

 

 

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 164
Tổng truy cập: 1363234
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ