TỰ HÀO NGƯỜI CON ƯU TÚ
CỦA DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN
Thiếu tướng, PGS Đào Trần Quang Cát, nguyên Phó Tổng cục trưởng về chính trị Tổng cục 2- BQP, từng là người lính năm xưa, tham gia chiến đấu trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (ĐBP).
Hồi đó, ông là Chính trị viên phó- Quyền Chính trị viên Đại đội 918, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165- còn gọi là Trung đoàn Thành đồng Biên giới (thuộc Đại đoàn 312).
Trong chiến dịch ĐBP, Trung đoàn 165 đã phối hợp cùng các đơn vị bạn tham gia nhiều trận đánh lớn, tiêu diệt 650 tên địch, bắt sống 1.632 tên, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự, được cấp trên đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân ông và đơn vị do ông phụ trách nằm trong số 39 tập thể, 98 cá nhân của trung đoàn được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công.
Sau chiến dịch ĐBP, ông được cấp trên điều động về nhận công tác tại Cục nghiên cứu- Bộ Tổng tham mưu (nay là Tổng cục 2- BQP).
Trong nhiều năm công tác tại Tổng cục 2, cùng với việc tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục nghiên cứu đổi mới về công tác Đảng- công tác chính trị và nghiệp vụ tình báo, Thiếu tướng PGS Đào Trần Quang Cát còn có nhiều đóng góp quan trọng góp phần mang lại chiến thắng 30/4 lịch sử. Tham gia đề xuất với Đảng, Nhà nước về việc đổi mới kinh tế, xóa bỏ kinh tế kế hoạch, đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường…
Ông còn là người khởi xướng thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh tình báo cả nước; Lập nhà bia Tưởng niệm của ngành Tình báo Quốc phòng VN.
Theo gia phả, Thiếu tướng, PGS Đào Trần Quang Cát là hậu duệ của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, quê xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1429, vua Lê Lợi nghe theo lời xiểm nịnh của bọn gian thần đã cử 42 lực sĩ xá nhân về Sơn Đông bắt Trần Nguyên Hãn về triều hỏi tội dẫn đến biến cố xảy ra trên bến Đông Hồ. Con cháu Trần Nguyên Hãn phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn, phải thay tên, đổi họ để duy trì giòng giống.
Chi họ và gia đình ông Cát di chuyển về cư trú tại xã Minh Nông, TP Việt Trì, đổi sang họ Đào từ đó cho đến nay.
Sau khi nghỉ hưu, ông đã thành lập BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn VN để kết nối con cháu hậu duệ TNH trong cả nước hướng về tổ tiên, cội nguồn. Đến nay, qua 3 kỳ đại hội, BLL dòng họ TNH đã kết nối được 5 đại tộc, gần 150 đại tông, đại chi trong toàn quốc.
Ông Cát còn là người có nhiều công lao to lớn trong việc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của lịch sử dân tộc và lịch sử vương triều Trần.
Thiếu tướng, PGS Đào Trần Quang Cát thật xứng đáng với danh hiệu “TINH HOA DÒNG HỌ” mà dòng họ Trần Nguyên Hãn vinh danh.
TRẦN NGUYÊN TRUNG
03/02/2023 : | KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM |
21/09/2022 : | MỘT TỜ BÁO XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VƯƠNG TRIỀU TRẦN |
12/07/2022 : | THÊM MỘT CUỐN SÁCH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ |
26/11/2021 : | TRAO ĐỔI VỀ NGUỒN GỐC HỌ TRẦN VIỆT NAM |
01/06/2021 : | CÓ PHẢI TRẦN THỦ ĐỘ SÁT HẠI TÔN THẤT NHÀ LÝ? |
13/01/2021 : | TRAO ĐỔI PHẢN HỒI VỀ BÀI “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY” CỦA TÁC GIẢ ĐÔNG TRẦN QUANG |
24/10/2020 : | BẰNG BẢO TRỢ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA DO LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM CẤP HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ. |
02/08/2020 : | SỰ THẬT KHÔNG THỂ ĐÁNH TRÁO |
LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM... (25/11/2018) |
Đại hội Đại biểu Dòng họ... (02/05/2013) |
Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (17/10/2012) |
Mái trường Trần Nguyên Hãn (07/06/2012) |
Online: 164 |
Tổng truy cập: 1367758 |