THÊM MỘT CUỐN SÁCH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
THÊM MỘT CUỐN SÁCH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
Cuốn sách “Thơ Đường luật thời nhà Trần” do Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết biên soạn, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN phát hành. Nội dung cuốn sách có đăng bài viết “Nguồn gốc và quá trình xây dựng quyền lực của tộc Trần” của tác giả Trần Văn Nhượng, trong phần Phụ lục quyền lực vương triều Trần (trang 618) ghi: “…Trần Hấp trưởng thành sinh được 2 người con trai là Trần Lý và Trần Hoằng Nghị. Vậy tác giả Trần Văn Nhượng đã dựa vào văn bản học hay tư liệu lịch sử nào (thư tịch cổ, văn bia, sắc phong, thần sắc, thần phả…) để khẳng định Trần Thủ Độ là con trai Trần Hoằng Nghị?

 

THÊM MỘT CUỐN SÁCH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Cuốn sách “Thơ Đường luật thời nhà Trần” do Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết (gọi tắt là Viện Minh Triết) biên soạn, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN in ấn, phát hành; nộp lưu chiểu Quý II/2022.

Theo chúng tôi được biết, đây là cuốn sách phục vụ cho cuộc Hội thảo “Thơ Đường luật nhà Trần” do Viện Minh Triết tổ chức trong thời gian sắp tới. GS Trương Sỹ Hùng, Viện trưởng chủ trì hội thảo.

Điều đáng lưu ý ở đây, nội dung cuốn sách có đăng bài viết “Nguồn gốc và quá trình xây dựng quyền lực của tộc Trần” của tác giả Trần Văn Nhượng đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội, đặc biệt là con cháu hậu duệ họ Trần.

Trong phần Phụ lục quyền lực vương triều Trần (trang 618) ghi: “…Trần Hấp trưởng thành sinh được 2 người con trai là Trần Lý và Trần Hoằng Nghị. Đến đây gia đình họ Trần đã trở thành danh gia một xứ.

Trần Lý sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa. Trần Hoằng Nghị sinh được 3 con trai là Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ.”

Câu hỏi cần đặt ra: Tác giả Trần Văn Nhượng đã dựa vào văn bản học hay tư liệu lịch sử nào (thư tịch cổ, văn bia, sắc phong, thần sắc, thần phả…) để khẳng định Trần Thủ Độ là con trai Trần Hoằng Nghị?

Xin nói thêm, nhân vật Trần Hoằng Nghị (đang được tôn thờ trong đền Nhà Ông ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được các nhà sử học chân chính của VN khẳng định không có liên quan gì đến vương triều Trần.

Nhà sử học Lê Văn Lan yêu cầu trục xuất nhân vật không có thực này ra khỏi tất cả các tài liệu chính thống của VN. Tại cuộc Hội thảo “Sự thật về nhân vật Trần Hoằng Nghị” do HĐHT VN tổ chức tháng 6/2019 tại Hà Nội, GS-TSKH Vũ Minh Giang kết luận “chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để khẳng định Trần Hoằng Nghị là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ”.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Bộ TT-TT đã có văn bản số 802/CXBIPH-QL-XB ngày 24/9/2018; Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXH VN) đã có văn bản số 187/VSH ngày 12/10/2018 thông báo sẽ loại bỏ nhân vật hư cấu này ra khỏi sách LSVN phổ thông (tập 3) do PGS-TS Nguyễn Minh Tường làm chủ biên.

Thử hỏi, ông Trần Văn Nhượng dựa vào cơ sở khoa học nào để cho rằng Trần Hoằng Nghị là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ?

Nhiều con cháu trong dòng họ Trần không mấy xa lạ với ông Trần Văn Nhượng, từng là Phó Chủ tịch Ban Chấp hành HTVN (ông Trần Văn Sen làm Chủ tịch).

Đã có nhiều người trong dòng họ Trần ca ngợi ông là một người con họ Trần có quan điểm đúng đắn, rất nhiệt tình, tâm huyết với dòng họ. Tuy nhiên điều này cần phải được kiểm chứng qua thực tiễn, vì “Thực tiễn là thước đo chân lý”.

Dư luận đồn rằng, cách đây mấy năm, ông tự nguyện xin rút khỏi tổ chức BCHHT VN, không tham gia Phó chủ tịch BCH vì lý do sức khỏe. Nhiều nguồn thông tin cho rằng, việc ông không tham gia BCHHT VN chủ yếu do những bất đồng quan điểm về nhân vật hư cấu Trần Hoằng Nghị được biến thành Tổ họ Trần. Điều đó khiến ông được tăng thêm “chân kính” trong mắt con cháu họ Trần.

Tuy nhiên, việc ông cho đăng tải bài viết ca ngợi một nhân vật không có thật trong lịch sử dân tộc là hành động bôi xấu tổ tiên, cổ súy, tiếp tay cho nhóm sử nô, sử tặc (Dương Trung Quốc và Nguyễn Minh Tường) xuyên tạc lịch sử vương triều Trần. Hành động đó đã làm mất đi sự tin tưởng của con cháu hậu duệ họ Trần dành cho ông.

Trong suy nghĩ của tôi, các tác phẩm về văn hóa lịch sử thể hiện quan điểm, nhận thức, trình độ, am hiểu của người viết. Vì thế, bài viết của ông Trần Văn Nhượng đăng trong cuốn sách “Thơ Đường luật thời nhà Trần” là phi lịch sử. Nói đúng hơn là xuyên tạc lịch sử vương triều Trần nên không có giá trị văn hóa lịch sử.

Đề nghị HĐHT VN cần có văn bản kiến nghị gửi Viện Nghiên cứu Minh Triết; Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXH VN); Cục Xuất bản, In & phát hành (Bộ TT-TT) và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn VN yêu cầu thu hồi cuốn sách để chỉnh lý, sửa chữa, bảo đảm tính chính xác của các dữ liệu lịch sử mới được phát hành rộng rãi.

                                          TRẦN NGUYÊN TRUNG

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 153
Tổng truy cập: 1274719
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ