TRAO ĐỔI PHẢN HỒI VỀ BÀI “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY” CỦA TÁC GIẢ ĐÔNG TRẦN QUANG | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
TRAO ĐỔI PHẢN HỒI VỀ BÀI “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY” CỦA TÁC GIẢ ĐÔNG TRẦN QUANG
Ngày tiên sinh Đông Trần Quang phát bài “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY” 16- 8- 2020, Tôi có việc vì gia đình phải về quê gấp, không có phương tiện theo dõi tin trên facebook và Zalo. Một tuần sau trở về Hà Nội mở máy tính xem thấy trên Zalo có thông tin của anh Cao Trần Kiệm cho biết có vấn đề “Trần Thủ Huy” và yêu cầu tôi sớm làm rõ. Tôi vội tìm xem bài của tiên sinh nhưng việc ưu tiên của gia đình cần gấp hơn nên đến nay mới có lời trao đổi phúc đáp với tiên sinh và trình bày với các bạn độc giả được. Mong tất cả thông cảm và thứ lỗi.

 

TRAO ĐỔI PHẢN HỒI VỀ BÀI “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY”

CỦA TÁC GIẢ ĐÔNG TRẦN QUANG

                                                                              Đào Trần Quang Cát

 

Thưa Đông Trần Quang tiên sinh và quý bạn độc giả!

Ngày tiên sinh Đông Trần Quang phát bài “THỬ LẦN TÌM CÁI TÊN TRẦN THỦ HUY” 16- 8- 2020, Tôi có việc vì gia đình phải về quê gấp, không có phương tiện theo dõi tin trên facebook và Zalo. Một tuần sau trở về Hà Nội mở máy tính xem thấy trên Zalo có thông tin của anh Cao Trần Kiệm cho biết có vấn đề “Trần Thủ Huy” và yêu cầu tôi sớm làm rõ. Tôi vội tìm xem bài của tiên sinh nhưng việc ưu tiên của gia đình cần gấp hơn nên đến nay mới có lời trao đổi phúc đáp với tiên sinh và trình bày với các bạn độc giả được. Mong tất cả thông cảm và thứ lỗi.

Thông thường, bất cứ ai làm một việc gì đều nhằm đến một mục đích nhất định rồi từ mục đích ấy mà có phương pháp thực hiện phù hợp. Thế nhưng sau khi đọc bài của tiên sinh, tôi thấy giữa mục đích và phương pháp của tiên sinh có chỗ vênh, không sát hợp nhau. Nay tôi viết lời trao đổi, lỡ có điều gì không như ý, mong tiên sinh lượng thứ.

Tiên sinh muốn thể hiện tiên sinh đã đọc rất nhiều sách nhưng bài viết bộc lộ nhiều ý tứ khác thường. Tại điểm 2, tiên sinh viết:

--2-- Gặp NÓ trên trang Họ Trần Trình Phố, do Trần Đình Khoa sao chép từ bài viết của cụ Đào Trần Quang Cát trong Dòng Họ Trần Nguyên Hãn (không thấy đề năm-tháng). Không thấy đề năm tháng! Vậy tại sao không tìm hiểu cho rõ? Gần nhất là tiên sinh gọi điện thoại cho tôi, tôi trả lời ngay. Tài liệu nghiên cứu có liên quan đến tên một người khác đăng lên Facebook cho trong nước và quốc tế xem mà viết điều mơ hồ như vậy thì người ta cười đấy tiên sinh ạ. Nhân đây tôi xin nói rõ: Đặc san “Khí phách Rừng Thần” đăng bài của cụ Đào Trần Quang Cát nói trên phát hành quý III năm 2015.

Tiên sinh nêu lên mấy đặc điểm trong đó có:

          Cái ĐIỂM CHUNG của các bài, là NỘI DUNG ĐỀU GIỐNG Y NHƯ NHAU, nghĩa là :

==Đều nhắc tới quyển Tộc Phả của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc.


==Đều nói rằng Trần Hấp sinh ra Trần Lý + Trần Thủ Huy, và Trần Thủ Huy sinh ra Trần
Thủ Độ.

.....Từ đây, tôi có cơ sở để suy đoán rằng, với nội dung giống nhau như thế, hẳn là:
==Từ mục --2--cho đến mục--7--, đều là người viết sau khảo trích lại từ người viết trước.

==Hoặc tất cả đều khảo trích từ mục --1—

            Tôi thấy phần này tiên sinh nói không chính xác: - Tài liệu của dòng họ Trần Nguyên Hãn không hề nhắc tới quyển Tộc Phả của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc.

         - Bản thân tôi chưa bao giờ viết “Trần Hấp sinh ra Trần Lý + Trần Thủ Huy…” Đấy là cách nói của Ban Chấp Hành Họ Trần và ông Trần Văn Sen. Ban Chấp Hành họ Trần nói: “Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghị, năm 2015 lại thêm Trần Hoằng Nghị húy là Trần Thủ Huy”, nghĩa là Trần Hoằng Nghị có hai tên đều là tên húy. Tôi chỉ viết “Trần Hấp sinh Trần Lý, Trần Lý không có em trai”. Như vậy rõ ràng Ban Liên lạc dòng họ Trn Nguyên Hãn viết khác, không có điểm chung như tiên sinh nói.

- Câu kết luận tiên sinh viết:“... Từ đây, tôi có cơ sở để suy đoán rằng… Xin nói: Suy đoán không phải là nghiên cứu mà là giả thiết mơ hồ, nó chứng tỏ toàn bộ bài viết của tiên sinh dựa trên cảm nghĩ chủ quan chứ không trên cơ sở thực tế khách quan.

            Một điều nữa, khiến tôi phải thẳng thắn nói với tiên sinh rằng: Tiên sinh lấy ở đâu ra câu chuyện để nói với độc giả Trần Hạnh rằng: “Anh Đào Trần Quang Cát mới nói chuyện với tôi chiều nay. Anh cũng nói anh khảo trích từ pho truyện của Yên Trần cư sĩ mà thôi.

Như vậy tất cả đều xuất phát TỪ DUY NHẤT MỘT NGUỒN là chuyện Anh Hùng Đông A…

Và tôi càng tin rằng chưa ai thấy được mặt mũi quyển phả Ích Tắc ra sao….  

                        1 ngày     Haha    Trả lời”

Đọc đoạn này, tôi thấy tiên sinh lại sáng tạo ra một phương pháp mới về nghiên cứu là “Bịa ra một câu chuyện không có thật, đẩy mũi nhọn vào một người khác để tỏ ra là mình khách quan, chính xác!”

Trước ngày 16 -8 -2020, tiên sinh đã nói chuyện với Chủ tịch Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam. Ông Trần Văn Sen nói với tiên sinh rằng: “Trước đây tiên sinh đã sinh hoạt với Ban Chấp Hành, nay đề nghị tiên sinh thể hiện sao cho là cây đa, cây đề để bà con theo Ban Chấp hành thêm tin tưởng”. Và bây giờ, tác phẩm này của tiên sinh được phát lên mạng. Trần Hạnh là thành viên tích cực của Ban Chấp Hành họ Trần. Khi tiên sinh phát bài lên Facebook, Trần Hạnh nhanh chóng phát bài bình luận sớm hơn mọi người. Về cuối, tiên sinh lại nhắn tin riêng với Trần Hạnh rằng: Anh Đào Trần Quang Cát đã nói vi tiên sinh là anh khảo trích từ pho truyện Anh Hùng Đông A… để Trần Hạnh bình luận thêm sâu sắc. Hai người đã tung hứng với nhau thật ngoạn mục.

Tiên sinh viết lên cuối tin nhắn của mình tiếng cười “Haha” đắc thắng như một cậu bé cười sung sướng khi giành được phần thắng trước người bạn cùng trang lứa, tiên sinh gọi đấy là “an nhiên tự tại”. Thú thật, đọc đoạn tin này, tôi thấy rất buồn cười, buồn cười hơn tiên sinh và người sóng đôi với tiên sinh là Trần Hạnh nhiều.

 

Chiều ngày 9-9-2020, tôi mở Facebook xem thấy trực tiếp bài viết của tiên sinh “Thử lần tìm cái tên Trần Thủ Huy” dười bài ký tên Đào Trần Quang Cát và tên hiệu của tiên sinh “Việt Diệu Đông A – ĐTQ”, tôi lại bất ngờ thêm nữa, vì việc viết bài này tôi không được ai báo cho biết, cái tên đồng tác giả này, tiên sinh không hỏi ý kiến gì với tôi.

 

Thưa tiên sinh! Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhìn thấy quyển sách “Anh Hùng Đông A…, và ngay lúc viết bài phúc đáp này tôi cũng chưa biết quyển sách Anh Hùng Đông A có hình thù như thế nào. Vậy tôi dựa vào cái gì để nói với tiên sinh rằng tôi đã “Kháo trích” từ cuốn sách ấy?  Hơn nữa, ngày 15 -8 – 2020, trước ngày tiên sinh phát bài của tiên sinh lên mạng 1 ngày, tôi có việc gấp, con cháu tôi cho xe đón tôi về quê, đi vội vàng nên quên không mang theo điện thoại. Ở quê không có phương tiện gì để theo dõi thông tin trên mạng, không có điện thoại để trao đổi với bất cứ ai, kể cả con cháu ở Hà Nội. Vậy làm sao tôi có thể chủ động nói chuyện với tiên sinh như tiên sinh nói trên?. Quên điện thoại là hiện tượng bất thường trong cuộc sống, không ai muốn, song trong cái dở này lại có cái hay, nhờ đó mà tôi phát hiện ra một mánh lới mới của tiên sinh. Việc làm của tiên sinh đã xúc phạm nặng nề danh dự của tôi. Một hiện tượng “trở giáo” với bạn bè. Xin tiên sinh cho biết ta nên giải quyết thế nào?

Bài viết trên Facebook của tiên sinh có ý kiến bình luận của nhiều độc giả nhưng tiên sinh chỉ nói đến ý kiến của “Trần Hạnh”, một kẻ tay trong để cùng tung hứng với nhau nhằm bôi xấu Hội đồng họ Trần Việt Nam. Còn một loại ý kiến khác của nhiều độc giả vô tư khách quan nói lên sự thật thì tiên sinh lảng tránh. Tôi xin trích nguyên văn những ý kiến ấy để tiên sinh nhớ cho kỹ và để các độc giả cùng thấy rõ. (Tôi cũng không chỉnh sửa về chính tả để giữ nguyên gốc văn bản các ý kiến):

 

Trần Khắc Cường

Trong mấy quấn gia phả cổ của họ TRẦN khắc ở Bắc ninh và Hà nam đều có nhắc đến tên tuổi của vị anh hùng dân tộc thời Lý Anh tông là - phò mã Trần thủ Huỷ đấy Bác ah!

Để lúc nào về quê cháu chụp hình gửi cho bác coi nha...

Trước Trần thủ Huy mấy đời họ Trần còn có nhiều anh hùng hào kiệt giỏi võ, tài ba hơn cả cha con ông Thủ Độ đấy Bác ah!

Sử vn bây giờ đều được viết lại dưới thời nhà Lê là chủ yếu, phần đa các quyển cũ thời Lý và thời Trần đã bị giặc Mình sang cướp phá đốt đi gần hết , hầu như không còn gì.

Một số quyển gia phả tiếp nối được viết lại dưới thời Lê vì một số dòng họ đã may mắn tìm lại được các trang sử được khắc bằng đá bị chôn vùi có chữ bị mờ đi nên cha ông ta mới tiếp tục khôi phục và truyền lại đến ngày nay.

Trần Khắc Cường đã trả lời · 5 phản hồi

Trần Khắc Cường

Tất cả hậu duệ họ Trần hôm nay kết nối lại với nhau đều mong tìm lại nguồn gốc anh em huyết thống đã bị thất lạc qua các cuộc binh đao khói lửa chiến tranh.

Có một số đã tìm lại và kết nối lại nguồn cội, nhưng cũng có nhiều chi phái tìm được nhau nhưng gia phả lại không còn.

chỉ có 1 cách là thử máu tất cả các chi phái họ Trần trong toàn quốc và các chi phái dòng họ khác đã đổi từ họ Trần sang, bằng cách này sẽ sàng lọc được ra một số người họ Trần mà không có cùng 1 gốc tổ .

Trần Minh Khanh

Một phân tích, một dẫn chứng cụ thể một lý lẽ sắc bén...v...v...cho ta thấy thân phụ của thống quốc ts Trần Thủ Độ càng không phải là Trần Hoằng Nghị. Rất hay.

Tran Dai Nghia

Nói ra thì thất lễ, giờ nghiên cứu lịch sử Việt từ đất Mân thì ra hết, ai nghiên cứu đền An Sinh Quảng Ninh sẽ hiểu họ Trần đến từ đâu. Còn với tôi Họ Trần ai là tổ Trần đất Việt đã rõ, còn ai đưa người này người kia lên là Sai hết.

Trần NgọcAnh

Tôi xin mạn phép nói thêm: Hầu hết sắc phong thần của các triều đại phong kiến, đang được lưu giữ ở các đền thờ nhân thần không ghi rõ tên họ của người được phong. Ví dụ: 19 đạo sắc phong ở đền "Vạn Cổ Hương" ...tỉnh Nam Định (cổ nhất là đạo sắc phong thời Lê Cảnh Hưng và mới nhất là đạo sắc phong thời Nguyễn Duy Tân) Viết "Chương Tấu Đại Vương"; "Lâu Khê Đại Vương"; "Công Phạm Đại Vương". Tìm hiểu qua thần phả, Được biết đây là 3 anh em con một nhà đã có công "Bảo quốc hộ dân" ở thời nhà Lý. Là các ông Nguyễn Công Tham, Nguyễn Công Văn và Nguyễn Công Phạm. Đọc kỹ lại ở ĐVSK thì không có tên các ông này. Tôi đem việc này hỏi nhà nghiên cứu LS Vũ Khanh, ông nói "vì đương thời các vị này có chức quan không lớn nên không có tên trong chính sử". Năm 2014 tôi sang thăm ngôi đền thờ cụ Trần Hoằng Nghị ở thôn Phương La...Thái Bình, có may mắn được gặp ông phó chủ tịch xã phụ trách văn hóa ở xã. Anh nói: Ở đây, trước kia có một ngôi đền nhỏ trong đó có mấy đạo sắc phong (?) ghi là " Hoằng Nghị Đại Vương". Còn việc "Hoằng Nghị Đại Vương" có phải là cụ Trần Thủ Huy hay không thì anh không rõ.

Thưa quý vị anh em họ mạc: Muốn ai nói gì, đưa ra tài liệu gì thì cũng không được phép nghi ngờ Thái sư Trần Thủ Độ không phải huyết thống họ Trần. Còn thân phụ của ông sinh thời làm việc gì, dân thường hay quan lại thì dứt khoát phải cùng chi rất gần gũi với các ông Trần Liễu, Trần Cảnh...

Nam Thanh Quảng

Các Anh, các chú đã tìm hết sử, phả của dòng họ chưa, dòng Thánh Phái, dòng Đế phái chưa mà ra kết luận ???? Nên nhớ rằng Nhà Trần ta có 2 dòng, dòng Thánh phái và dòng Đế Phái nhé.

Trần Khắc Cường

Cũng tại thầy lười đọc, nghiên cứu lịch sử còn nông cạn quá, các hậu duệ con cháu thầy còn tìm ra bao nhiêu quấn gia phả cổ bằng đá được chạm khắc công phu bị chôn vùi dưới bao nhiều tầng đất sâu dưới lòng đất mới được khai quật lên, toàn là các pho sử quý giá về họ Trần, nhà Trần cả...

Thế mà thầy bảo thầy tìm mãi đọc mãi , nghiên cứu mãi không thấy thật vô lý?
Tổ tiên họ Trần ta sau khi bị thất bại hay bị truy sát đến đường cùng thường đem các đồ thờ tự bằng vàng, đồng, đá được khắc chạm đem chôn dưới các chân núi, hàng đá hay hầm mộ, hiện dưới lòng đất vẫn còn rất nhiều, chủ yếu ở miền đồng bằng sông Hồng các tỉnh ngoại ô hn.

Không tin thì cả lò họ Trần ta con cháu họp lại cứ đi cày hết lớp đất từ 1m đến 15m chức chắn sẽ tìm thấy rất nhiều , không những tìm được gia phả cổ mà còn tìm được nhiều xương cốt tổ tiên, vàng bạc châu báu nữa.

Trần Khắc Cường

 

Đó nhánh cháu đã có tên đệm “Trần khắc từ rất lâu rồi đó bác, gần 800 năm LS ...!

 

Tôi rất trân trọng tiên sinh nhưng phải thật lòng mà nói rằng: bài viết của tiên sinh là một sự lừa dối đối với độc giả và gài bẫy đối phương, đã dùng đến thủ đoạn hạ đẳng là tung tin bịa đặt để cứu vớt tổ chức Ban Chấp hành họ Trần và ông chủ tịch Trần Văn Sen ra khỏi vũng lầy thối tha mà những người chân chính Việt Nam đã quá ngán. Tiên sinh lại muốn đánh đồng chúng tôi với những kẻ thối tha ấy!!!

Tôi xin mạn phép gợi ý với tiên sinh mấy điều, hy vọng tiên sinh sẽ yên tâm, đừng hao tâm tổn sức nữa:

1/ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ là người thuộc cành thứ của họ Trần thì người sinh ra Trần Thủ Độ dù là ai cũng không thể là ông Tổ cao nhất của họ Trần Việt Nam.

            2/ Ông Trần Văn Sen chính thực là người họ Chế gốc Chăm Pa. Tổ của ông Trần Văn Sen dù tên là gì cũng là người họ Chế gốc Chăm Pa không thể đẻ ra Trần Thủ Độ, một nhân vật kiệt xuất của họ Trần chính thống gốc Việt có lịch sử từ thời Hùng vương của Việt Nam. Hơn nữa, ông tổ chi họ Trần Văn của ông Trần Văn Sen đến lập nghiệp ở thôn Phương La tính đến nay mới được 195 năm thì làm sao có thể đẻ ra ông Trần Thủ Độ cách nay 800 năm? Tôi nghĩ điều này quá đơn giản, có phải không tiên sinh!

            3/ Liên hiệp các hội UNESCO VN do ông Nguyễn Xuân Thắng làm Chủ tịch là một tổ chức phi chính phủ. Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam đăng ký sinh hoạt trong Liên hiệp các hội UNESCO VN thì BCH HTVN là tổ chức phi chính phủ. Ông Trần Văn Sen bỏ tiền mua chức trưởng phòng của Liên hiệp các hội UNESCO VN thì ông Trần Văn Sen là thành viên tổ chức phi chính phủ. Tổ chức phi chính phủ không có giá trị gì đối với họ Trần Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

          4/ Cộng đồng các dòng họ Việt Nam là tổ chức độc lập của người Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, không lệ thuộc bất cứ tổ chức nước ngoài nào khác. Hội đồng họ Trần Việt Nam là thành viên của tổ chức này.

 

          Thưa tiên sinh! Bác Hồ đã chỉ rõ: “Lý lẽ có nhiều nhưng chân lý chỉ có một”. Mong tiên sinh bình tâm suy nghĩ lại.

          Tôi viết bài này chỉ với mục đích là để mọi người thấy sự thật đúng đắn của họ Trần Việt Nam, không nên vì mưu đồ và lợi ích cá nhân mà lãng phí thời gian. Còn quan hệ giữa hai cụ già là chuyện nhỏ, xin tùy tiên sinh giải quyết. Xin tất cả bà con họ Trần và bạn bè, độc giả thông cảm.

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 153
Tổng truy cập: 1276941
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ