NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ: NHÀ TRẦN ĐÃ MỘT LẦN BỊ ĐOẠT NGÔI | | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Xây dựng dòng họ   /  Trao đổi thông tin lịch sử
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ: NHÀ TRẦN ĐÃ MỘT LẦN BỊ ĐOẠT NGÔI
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ: NHÀ TRẦN ĐÃ MỘT LẦN BỊ ĐOẠT NGÔI
Năm Kỷ Dậu (1369), vua Dụ Tôn mất. Dụ Tôn mất sớm, không có con nối dõi. Hoàng thái hậu Hiển Từ truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (là con riêng của vợ Dương Khương người phường chèo, Dụ Tôn ham sắc đẹp lấy làm vợ khi đang mang thai, sau đẻ ra Nhật Lễ). Dương Nhật Lễ lên ngôi thành kẻ hoang dâm vô đạo, lại mưu đổi triều đình về họ Dương. Đây là lần thứ nhất nhà Trần bị đoạt ngôi.

 

NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ:

NHÀ TRẦN ĐÃ MỘT LẦN BỊ ĐOẠT NGÔI

                                                               Đào Trần Quang Cát

          Thượng hoàng Minh Tôn có người con thứ 10 tên là Hạo do Hiển Từ Hoàng thái hậu sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336). Tuy là con thứ 10, nhưng do chính cung Hoàng thái hậu sinh nên là con đích của Thượng hoàng Minh Tôn. Năm Tân Tỵ - 1341, vua Hiến Tôn hoàng đế chết trẻ nên Thượng hoàng Minh Tôn đưa Hạo lên ngôi là Dụ Tôn hoàng đế niên hiệu Thiệu Phong năm thứ nhất.

Dụ Tôn khi khôn lớn lại trở thành người thích chơi bời, ham cờ bạc, rượu chè, lười việc chính sự, càng về sau càng ham chơi quá độ, bọn quyền thần nhiều người làm trái phép.

Ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357), Thượng hoàng Minh Tôn mất ở cung Bảo Nguyên, chôn ở Mục lăng (thuộc xã Yên Sinh, huyện Đông Triều).

Ngày mồng 8 tháng 9, Duệ Tôn tôn Thái hậu Hiển Từ làm Thái hoàng thái hậu

Tiếp đó, ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1358), Dụ Tôn đổi niên hiệu là Đại Trị năm thứ nhất.

Một lần trong cung tổ chức xem vở tuồng “Vương mẫu hiến bàn đào” do vợ chồng người phường chèo tên là Dương Khương diễn xuất, vợ của Dương Khương đóng vai Vương mẫu, đang có thai, Dụ ham sắc đẹp lấy làm vợ. Đến khi đẻ con là Dương Nhật Lễ, Dụ nhận nuôi làm con mình.

Tháng 6 năm Kỷ Dậu (1369), ngày Dụ Tôn sắp băng, vì không có con đẻ nối dõi, nên xuống chiếu đón Nhật Lễ vào nối đại thống. Ngày 15 tháng 6, Hoàng thái hậu Hiển Từ sai người đón Nhật Lễ là con của cố Cung Túc đại vương Dụ vào lên ngôi. Thái hậu bảo các quan rằng: “Dục (Dụ) là con đích trưởng không làm được vua, lại mất sớm, nay Nhật Lễ không phải là con của Dục ư?” Bèn cho đón về lập làm vua. Truy phong cho Dục làm Hoàng thái bá.

Dương Nhật Lễ lên ngôi đặt niên hiệu là Đi Đnh năm thứ nht.

Nhật Lễ tôn Hoàng thái hậu Hiển Từ làm Hiển Từ Tuyên thánh Thái hoàng thái hậu. Lấy con gái Cung Định vương Phủ làm Hoàng hậu.

Dương Nhật Lễ lên ngôi thành kẻ hoang dâm vô đạo, hàng ngày chỉ vui chơi, thích các trò đồi bại, lại mưu đổi triều đình về họ Dương. Hắn lôi kéo tên Trần Nhật Hạch lập mưu kế cùng Nhật Lễ giết hại tôn thất nhà Trần để đoạt quyền khống chế triều đình. Qun thần căm giận nhưng không dám ra mặt chống lại. Đối với tôn thất nhà Trần, hắn càng ra tay sát hại một cách hung bạo.

Ngày 20 tháng 9, Thái tể Nguyên Trác và con là Nguyên Tiết mưu giết Nhật Lễ không thành, bị giết chết. Đêm hôm ấy, cha con Nguyên Trác và hai con của công chúa Thiên Ninh đem người tôn thất vào trong thành định giết Nhật Lễ. Nhật Lễ trèo qua tường nép ở dưới cầu mới, mọi người lùng không thấy rồi tan về. Khi trời gần sáng, Nhật Lễ vào cung, sai người chia đi bắt các người chủ mưu cộng 18 người đem giết hết.

Ngày 14 tháng 12, Nhật Lễ giết Hiển Từ Tuyên thánh Thái hoàng thái hậu ở trong cung. Hiển Từ Tuyên thánh Thái hoàng thái hậu đã đưa Nhật Lễ lên làm vua nhưng sau một thời gian lại có ý hối về việc lập Nhật Lễ, nên Nhật Lễ ngầm đánh thuốc độc giết chết.

Công chúa Thiên Ninh chứng kiến vụ thảm sát do Nhật Lễ gây ra vô cùng căm phẫn. Công chúa dự định đem quân trừng trị Dương Nhật Lễ nên đã chuẩn bị binh lương, tập hợp lực lượng chờ ngày hành sự.

Cung Định vương Phủ (Vua Nghệ Tôn sau này) là con thứ ba của Minh Tôn, em công chúa Thiên Ninh, vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình, tránh ra Đà Giang (tức phủ Gia Hưng). Công chúa ngầm hẹn với em là Cung Định vương Phủ, Cung Tuyên vương Kính, Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán cùng họp nhau ở sông Đại Lại (tức sông Lèn, chỉ lưu của sông Mã) phủ Thanh Hóa để dấy binh. Cung Định vương Phủ không có ý định gì về việc giành lại ngôi vua, công chúa Thiên Ninh bảo Cung Định vương rằng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại bỏ cho người khác, ông nên đi, tôi đem bọn gia nô dẹp yên được”. Cung Định vương mới đồng ý đi. Bấy giờ Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang, không biết Ngô Lang cùng mưu với Cung Định vương Phủ. Mỗi khi sai tướng đi đánh bắt, Ngô Lang ngầm bảo đi theo Cung Định vương mà chớ trở về. Ngô Lang cũng xin đi, Nhật Lễ không cho.

Tháng 11, Cung Định vương, Cung Tuyên vương cùng công chúa Thiên Ninh Tể tướng Trần Nguyên Đán đem quân về kinh sư. Ngày 13 đến phủ Kiến Hưng (tên cũ là Hiển Khánh thuộc lộ Hoàng Giang ở tây nam tỉnh Nam Định), hạ chỉ phế truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Cung Định vương lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Nghệ Tôn hoàng đế, đại xá cho thiên hạ, xưng là Nghĩa Hoàng. Mọi công việc đều theo lệ cũ đời Minh Tôn. Khi tiến đến bến Chử Gia, người tôn thất và các quan đón mừng đều hô vạn tuế.

Ngày 21, xa giá về đến bến Đông. Ngô Lang khuyên Nhật Lễ mặc áo thường đến gặp vua Nghệ Tôn xin nhường ngôi. Vua bảo Nhật Lễ rằng: “không ngờ ngày nay sự thể đến thế này” rồi đem giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu (có thể là phường Hà Khẩu ở cửa sông Tô Lịch, khoảng đền Bạch Mã phố Hàng Buồm của Hà Nội, khác với tên Giang Khu đã nói ở trên). Nhật Lễ gọi Ngô Lang vào trong màn nói lừa rằng: “Ta có lọ vàng chôn ở trong cung, ngươi nên về lấy”, Ngô Lang quỳ xuống vâng lệnh, Nhật Lễ bóp cổ chết. Cháu Ngô Lang là Trần Thế Đổ đem việc này tâu lên, Nghệ Tôn sai đánh chết Nhật Lễ và con là Liễu, đem chôn ở núi Đại Mông. Truy tặng Ngô Lang làm Nhập nội Tư mã, thụy là Trung Mẫn Á vương.

Ngày 26, trừng trị Trần Nhật Hạch vì đã cùng mưu với Nhật Lễ giết người tôn thất khép vào tội chết.

Tháng 2 năm Tân Hợi (1371) Nghệ Tôn phong công chúa Thiên Ninh làm Lượng quốc thái trưởng công chúa, đổi tên là Quốc Hinh. Công chúa Thiên Ninh nghĩ đến cảnh hai con bị chết nên không hào hứng với chức tước bèn xin trở về thái ấp vui với đồng ruộng. Mẹ của Nhật Lễ chạy trốn sang nước Chiêm Thành, xui dục, chỉ đường cho quân Chiêm Thành sang cướp phá để báo thù cho Nhật Lễ. Tháng 3 nhuận, quân Chiêm Thành  sang cướp, vào từ cửa biển Đại An (ở khoảng xã Quần Liêu, huyện Đại An nay là huyện Nghĩa Hưng) tiến thẳng đến kinh sư. Vua đi thuyền sang sông Đông Ngàn để tránh. Ngày 27, quân giặc vào thành, đốt phá cung điện, cướp bắt con gái, vơ vét ngọc lụa đem về. Bấy giờ thái bình đã lâu, đường biển, đường vào thành không có phòng bị, giặc đến không có quân để chống lại. Giặc đốt cung điện, đồ thư trụi cả. Cung đình bị tổn thất lớn.

Bước sang đầu thế kỷ 21, nhà Trần lại xảy ra một cuộc đoạt ngôi mới, hành động táo tợn hơn, mưu mô thâm hiểm hơn. Một người gốc họ Chế nước Chăm Pa có ông tổ là Chế Ích Hoàn được vua Lê Thế Tông  triều nhà cho đổi từ họ Chế sang họ Trần năm 1596 ngang nhiên tự xưng là “Chủ tịch họ Trần nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tộc trưởng họ Trần Việt Nam, tự đặt tên cho ông tổ của gia đình mình là Trần Hoằng Nghị, một cái tên không có trong lịch sử Việt Nam rồi xây đền, trương biển “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam”, lừa dối bà con họ Trần và nhân dân Việt Nam lặn lội đến bái lạy,dốc tiền công đức, trong khi vẫn còn một biển hiệu chữ nôm viết “Đền nhà ông” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Đền ông Sen”. Cụ Trần Quang Đãng, cành trưởng cành 4 cùng chi họ Trần Văn với ông Sen, đồng thời là người biên chép phả hệ chi họ Trần Văn thôn Phương La, chụp ảnh bản phả hệ nói rõ chi họ Trần Văn không thuộc họ Trần Việt Nam, không có Tổ nào có tên là Trần Hoằng Nghị, lại càng không phải là hậu duệ của Trần Thủ Độ.

Nhân chứng, vật chứng đã rõ ràng, vậy mà ông Trần Văn Sen vẫn ra sức biện bạch là có Trần Hoằng Nghị. Ngày 14 tháng giêng tổ chức giỗ tổ họ Trần Việt Nam Trần Hoằng Nghị, ngày 20 tháng 8 lại giỗ tổ Trần Hoằng Nghị. Như vậy họ Trần của ông Sen có mấy tổ Trần Hoằng Nghị? Rõ ràng đây chỉ là tạo cớ để vơ vét tiền công đức của bà con họ Trần và khách thập phương. Trừ những người có tên trong hệ phả gia đình ông Trần Văn Sen, một số người khác cho đến nay vẫn cố bám theo Trần Hoằng Nghị có dám công khai nói rõ mình là con cháu Trần Văn Sen như thế nào không? Hay có dây mơ rễ má gì cùng huyết thống với gia đình ông Trần Văn Sen?

Hội  đồng họ Trần Việt Nam được thành lập là để khôi phục và phát triển, thực hiện tôn chỉ mục đích hoạt động của Ban Liên lạc họ Trần Việt Nam trước đây, phát huy truyền thống nguyên mẫu của họ Trần chính thống Việt Nam, từ bỏ sự giả dối của tổ chức Ban Chấp hành và ông Trần Văn Sen.

Chúng ta là bà con họ Trần chính thống Việt Nam nên thấy rõ đây là lần thứ hai có kẻ muốn đoạt ngôi trong lịch sử họ Trần, để cùng nhau bảo vệ danh dự họ Trần, xóa bỏ mọi thành kiến hoặc nhầm lẫn, cùng nhau chung vai gánh vác xây dựng một họ Trần thống nhất toàn quốc, tiên tiến, vững mạnh cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta./.

 

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 157
Tổng truy cập: 1277099
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ