NGÀY XUÂN KỂ CHUYỆN HỌ TRẦN SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỌ TRẦN CHÍNH THỐNG VIỆT NAM | | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Xây dựng dòng họ   /  Trao đổi thông tin lịch sử
NGÀY XUÂN KỂ CHUYỆN HỌ TRẦN SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỌ TRẦN CHÍNH THỐNG VIỆT NAM
NGÀY XUÂN KỂ CHUYỆN HỌ TRẦN SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỌ TRẦN CHÍNH THỐNG VIỆT NAM
Họ Trần chính thống Việt Nam có lịch sử, truyền thống oanh liệt, vẻ vang từ gần 5.000 năm đến nay. Bà con họ Trần chúng ta ai cũng muốn xây dựng họ mình thành một họ đoàn kết, thống nhất, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, góp phần xứng đáng cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

NGÀY XUÂN KỂ CHUYỆN HỌ TRẦN

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỌ TRẦN CHÍNH THỐNG VIỆT NAM

 

          Hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang xưa kia có tên chung là đất Kinh Bắc. Kinh Bắc là cái nôi của họ Trần trong lịch sử. Thời vua Hùng thứ Sáu đã diễn ra cuộc chiến mãnh liệt, Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. Tại thôn Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang có đền thờ Hùng Linh Công là cháu ruột Hùng Vương thứ VI. Theo cuốn Ngọc phả quốc lục hiện còn lưu giữ tại đền Y Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bỉnh soạn vào năm 1572, Hùng Linh Công là cháu ruột Hùng Vương thứ VI, con quan xứ Kinh Bắc tên là Hùng Nhạc.

Tại thôn Hạnh Lâm, xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, có đền thờ Trần Minh Gia, Trần Minh Tôn. Thần tích do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn tháng 7 năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) viết: Đến đời Hùng Vương thứ sáu có vị Bộ chủ đạo Sơn Nam vốn gốc là con cháu của người con thứ 8 trong 50 người con lên núi thuộc bọc trăm trứng nở trăm con. Đã ngoại tứ tuần (ngoài 40 tuổi) mới sinh được hai người con trai. Sau trăm ngày vợ chồng m con về triều báo tin mừng với vua Hùng Vương. Vua mở tiệc ăn mừng và nói với Bộ chủ: Hai cháu này là con cháu của tông phái Hoàng gia, nay Trẫm đặt tên cháu trưởng là Minh Gia, cháu thứ là Minh Tôn để thể hiện tình nghĩa là con cháu nhà Hùng. Khi giặc Ân từ phương Bắc kéo đến, vua sai sứ triệu gấp hai vị về triều lệnh đem quân chống giặc. Sau khi đánh thắng giặc Ân, hai vị đã cùng với Thần Vương cưỡi ngựa về  núi Ninh Sóc. Thần Vương bay thẳng lên trời. Hai vị cũng hóa theo.

Tại thôn Đông Ngàn (Long Tửu xưa), xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay có ba đền thờ ba vị đại vương gồm đền Thượng thờ đệ nhất tướng quân họ Hùng từ châu Hoan (Thanh Hóa) ra nhận sứ mệnh vua trao, đặt đại bản doanh tại thôn Long Tửu, là Phó tướng của Phù Đổng Thiên Vương hiệu Bảo Khang Đại vương. Đền Trung thờ đệ nhị tướng quân họ Trần hiệu Minh Khiết Đại vương. Đền Hạ thờ đệ tam tướng quân họ Phạm hiệu Quốc Lang Đại vương. Tướng quân họ Trần và họ Phạm là người thôn Long Tửu. Cả ba vị đều là phó soái cho Phù Đổng Thiên Vương... Sách “Trúc thư kỷ niên” (Sách thẻ tre ghi chép sự kiện hàng năm) của Trung Quốc ghi rõ đời Ân Cao Tôn cho quân sang đánh đất Kinh của Bách Việt năm 1218 trước công nguyên ứng với thời vua Hùng thứ Sáu.

Đến thời vua Hùng thứ 18, lại có tướng Trần Tự Minh, người đầu quân với vua Hùng cùng Thục Phán chống lại quân xâm lược Tần Thủy Hoàng. Khi Triệu Đà đem quân đánh nước Âu Lạc, tướng Trần Tự Minh lại giúp An Dương Vương chống lại Triệu Đà. Con cháu Trần Tự Minh sống ở Kinh Bắc, phát triển thành nhiều nhánh. Sau này một nhánh đã trở thành phái võ Đông A rồi lập nên triều đại nhà Trần. Triều đại nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, một kẻ thù hùng mạnh, hung bạo đã tung vó ngựa từ Âu sang Á, chưa biết thất bại là gì nhưng đến Việt Nam thì bị thất bại ê chề. Việt Nam đã đập tan ảo vọng của gic Nguyên Mông muốn chiếm nước ta, dù Việt Nam chỉ còn là một nước nhỏ. Tiếp đó lại xây dựng nước ta thành một nước cường thịnh nhất vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

Họ Trần chính thống Việt Nam có lịch sử, truyền thống oanh liệt, vẻ vang từ gần 5.000 năm đến nay. Bà con họ Trần chúng ta ai cũng muốn xây dựng họ mình thành một họ đoàn kết, thống nhất, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, góp phần xứng đáng cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Tuy nhiên có lẽ ít người biết rằng ngoài họ Trần chính thống Việt Nam còn có một họ Trần khác là họ Trần gốc họ Chế người Chăm Pa mới lập từ năm 1569 (đến năm nay là đúng 450 năm) do vua Lê Thế Tông thời nhà Lê cho ông Chế Ích Hoàn đổi họ thành họ Trần, nay gọi là họ Trần Hữu. Đọc bản gia phả họ Trần Hữu do Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch và bản hệ phả của chi họ Trần Văn thôn Phương La (chi họ của ông Trần Văn Sen), không tìm thấy một người nào có tên là Trần Hoằng Nghị. Tên Trần Hoằng Nghị là do ông Trần Văn Sen tự đặt ra không có xuất sứ, không có một cơ sở thực tế nào chứng minh, nay lại gọi đây là ông tổ của họ Trần cả nước Việt Nam.

Bà con ta nhận thức cho rõ mình là con cháu họ Trần Việt Nam chính thống, trở về cội nguồn, tham gia tổ chức sinh hoạt với Hội đồng họ Trần VN, người đại biểu chân chính duy nhất của họ Trần Việt Nam. Đừng nhầm lẫn với tổ chức khác để sau khỏi phải ân hận vì đã “mồ cha không tế, đi tế con dế bên đường”.

                                                                 Hội đồng họ Trần Việt Nam.

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 152
Tổng truy cập: 1274648
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ