HUYỆN HƯNG HÀ, THÁI BÌNH CÓ HAI HỌ TRẦN | | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Xây dựng dòng họ   /  Trao đổi thông tin lịch sử
HUYỆN HƯNG HÀ, THÁI BÌNH CÓ HAI HỌ TRẦN
HUYỆN HƯNG HÀ, THÁI BÌNH CÓ HAI HỌ TRẦN
Để giúp bà con có cơ sở tìm hiểu thêm về Trần Hoằng Nghị, xin giới thiệu với bà con tài liệu “GIA PHẢ” in trong địa chí Thái Bình tập 2 từ trang 259 đến trang 275 để bà con tham khảo.

                                           HUYÖN H¦NG Hµ TØNH TH¸I B×NH

Cã HAI Hä TRÇN

                                                                  Trần Quang sưu tầm

Để giúp bà con có cơ sở tìm hiểu thêm về Trần Hoằng Nghị, xin giới thiệu với bà con tài liệu “GIA PHẢ” in trong địa chí Thái Bình tập 2 từ trang 259 đến trang 275.

GIA PHẢ

Gia phả là nguồn tài liệu phong phú về nhân vật, sự kiện lịch sử và truyền thống của dòng họ, của địa phương. Ngoài các tài liệu hương ước, thần tích, thần sắc và các công trình sử học, gia phả của các dòng họ ở Thái Bình cũng sẽ được lần lượt giới thiệu trong Tài liệu địa chí Thái Bình.

Tài liệu địa chí Thái Bình Tập II giới thiệu Thế phả dòng họ Trần Hữu, nguyên gốc là họ Chế người Chiêm Thành. Tương truyền, năm Hồng Đức thứ 5 (1474), vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được tù binh đem về, cấp cho xứ Đống Cương ở xã Ngự Thiên, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng (nay thuộc xã Hồng An, huyện Hưng Hà). Người Chiêm tụ họp lại dựng nhà ở, cấy trồng. Đến thời Lê Thế Tông (1573-1600), vua lệnh cho bỏ họ Chế thay bằng họ Trần (xem Bài tựa công án xã Ngự Thiên).

“Thế phả dòng họ Trần Hữu”, hiện do ông Trần Hữu Huỳnh, trưởng Hội đồng gia tộc Trần Hữu (thôn Việt Thắng, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) giữ.

           Ban biên tập trân trọng giới thiệu nguyên văn chữ Hán Thế phả dòng họ Trần Hữu và phiên âm, dịch nghĩa, đánh máy lại chữ Hán bài “Công án xã Ngự Thiên” là phần mở đầu của Thế phả. Công việc này do nhà Hán học Trần Quang Khiết, nguyên Phó Chủ tịch huyện Thái Ninh (1967-1968) thực hiện. PGS, TS Đinh Khắc Thuần (Viện nghiên cứu Hán Nôm) đối chiếu, đọc soát.


NGUYÊN VĂN BẢN CHỮ HÁN

Dịch nghĩa:

                         BÀI TỰA CÔNG ÁN XÃ NGỰ THIÊN THUỘC HUYỆN NGỰ THIÊN

Huyện Ngự Thiên thuộc phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam thời kỳ đầu niên hiệu Kiến Trung (1226-1231) triều Trần gọi là phủ (lộ) Long Hưng. Từ Chương Thánh Tông (1) đến triều Lê là phủ Tân Hưng. Sau này kiêng chữ “Tân” (tên vua Lê Kính Tông (1600-1619) mà đổi là phủ Tiên Hưng. Phủ có huyện Ngự Thiên, huyện có xã Ngự Thiên, là một trong 52 xã trong huyện.

          Tương truyền xã này chỉ có một thôn Đà, dân ở đây có đồng ruộng, chợ, chùa, đồng nội, vạn chài, đến nay vẫn còn truyền tụng, trước đó chưa có thôn Cương. Triều Lê thời vua Lê Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-1497) niên hiệu Hồng Đức thứ 5 (1474), vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được tù binh nước ấy đem về. Lấy ruộng công của nơi xa xấu cấp cho người Chiêm cày cấy sinh nghiệp. Thời ấy, thôn này (Đà) có xứ Đống Cương đất đá ngổn ngang xếp thành từng đống, bọn trộm cắp thường lẻn đến rình mò hành nghề. Một khu hoang vu vắng vẻ không người ở cấy trồng. Người Chiêm tụ họp lại dựng nhà ở. Ngày thì khẩn hoang, đêm thì đánh cá, nay là xứ Đống Cương vậy. Đến niên hiệu Hồng Thuận thứ 8 (1516) triều vua Lê Tương Dực (1509-1516) trở về sau, ruộng đã khai khẩn xong, nhà có hơn chục nóc. Đương thời gọi là lưu dân. Niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) triều vua Lê Trung Tông (1549-1556), xuống chiếu cho các nơi trong nước là những lưu dân (tức dân phiêu tán) khai hoang ruộng thì không nộp thuế, đinh thì miễn tạp dịch (2) để mở rộng đức xa của vua với lưu dân. Thời vua Lê Trang Tông (1533-1548) từ sau niên hiệu Nguyên Hòa năm đầu (1533), người Chiêm sinh sống đã trải qua mấy đời, tập tục tốt đã trở thành nề nếp, cư ngụ ở trại Đống Cương xứ Đống Cương. Đến triều vua Lê Anh Tông (1557-1573), năm lên ngôi vua (1557), khoảng tháng 10 năm ấy, có người buôn chị tên là Thị Mộ, em tên là Thị Ái, thường đi buôn bán gạo thóc. Thuyền đến bờ sông, bị bọn trộm giết, xác nổi ở giữa sông, chị trôi đến xứ Đại Bi, em trôi đến cầu Nguyễn Xá, có tiếng là thiêng, nên Nguyễn Xá thờ người em, người Chiêm thờ người chị. Đến nay làm thần ở địa phương, truy đặt tên thụy là A Mộ công chúa. Đến thời vua Lê Thế Tông (1573-1600), niên hiệu Quang Hưng thứ 19 (1596). Vua ngự ở gác Thanh Long, tính thích nhạc vũ, xuống chiếu cho cả nước ai là người múa giỏi khúc Tây thiên của nước Chiêm Thành đến múa để vua xem. Bấy giờ ở trại Đống Cương có ông Chế Ích Hoàn múa giỏi khúc này, vua rất ưa thích. Mỗi bữa ăn hoặc tiệc, sai ông múa chầu ở hai bên tả hữu – nay gọi là “múa bỗng”. Vua ban cho ông Hoàn chức Tả Thị lang. Vua lệnh cho bỏ họ Chế thay bằng họ Trần (3); thưởng cho ông mười mẫu ruộng công điền ở xứ Giang Bắc xứ Ngự Thiên, gọi là ruộng Thị lang, đến nay gọi là xứ Thị Lang. Từ đó ông Trần Ích Hoàn lập sổ ghi chép định ra lệ ngạch, dựng đền thờ thần, đổi trại Đống Cương thành thôn mới - thôn Lập. Đương thời phong tục được cải biến dần dần từ xấu lên tốt (4). Thời vua Lê Kính Tông (1600 -1619), năm Hoằng Định thứ 3 (1602) tháng 9 năm đó, bọn vô đạo người thôn này là các tên Nguyễn Tuấn Tích, Trần Đăng Long, Hoàng Công Lý, Lê Trọng Thương. Căm giận bọn này tàn ác, chúng đốc thúc dân thôn vượt sông sang phá hoại, đuổi dân và bắt các ông Trần Thế Mỹ, Trần Ích Thính đem giết. Ròng rã hàng tháng, người của trại này là Hồ Phi Tích trốn đến châu Nghệ An, gặp (mời) được Nguyễn Công Bàn cùng với lũ Trần Ích Hoàn, về chiêu tập dân khôi phục lại trại này. Rồi cùng nhau làm tờ khai (5) lên kiện bọn người trong xã vô cớ giết người. Trên thừa sức về  khám truy bắt phải đền mạng. Xã đem cả xứ ruộng Đồng Thư đến thay vào (6).

          Từ niên hiệu Khánh Đức năm đầu (1649)- triều vua Thần Tông (1649-1662) trở về sau, trong xã có đất bồi nổi lên thành bãi (châu thổ), trên từ các xứ Giang Bắc, Đống Cả, Đường Lở, Bãi Bôn- niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3 (1660), vua Lê Thần Tông giao chính sự trong nước cho chúa Trịnh (7)- đến các xứ Giang Nam, Muội Đồng, Mộ Đống, Bạch Đàn, phía trong có các xứ Bến Đò, Đường Phong, Vũ Thường, Vĩ Châu là phần ruộng của thôn này (Đống Cương- thôn Lập).

          Chiếu chỉ của nhà vua truyền cho các xã trong cả nước làm sổ đinh điền hộ tịch. Bấy giờ thôn Đồng Cương phần đinh và hộ đã nhập vào lệ ngạch của xã rồi.

          Đương thời (1660) chúa Trịnh rất kiêng chữ “đồng”, nên phải tước bỏ nét sổ bên trái chữ “đồng” thành chữ “tư”- là thôn Tư Cương, đó là vào năm Vĩnh Thọ thứ ba (1660) triều vua Lê Thần Tông. Từ đó trở đi nhiều người dẫn dắt nhau cùng người Chiêm xâm canh (có thể là bãi bồi) không chỗ nào mà không có. Thời vua Lê Huyền Tông (1663-1671) mới lên ngôi (1663), huyện Nam Xang (8) có xã Như Trác một dải ven sông (9) bị vỡ đê, dân cư dời chuyển sang hơn 20 hộ. Năm Cảnh Trị thứ năm (tức 1667 triều vua Huyền Tông), sông lớn (10), thuộc địa phận xã ta, ngẫu nhiên bồi tạo thành một khoảnh lớn khoảng 30 mẫu, Nam thẳng đến Mộ Đạo, Bắc đến Hạ Khu. Lại đến năm Vĩnh Trị thứ tám triều vua Lê Hy Tông (1676-1705), ở ngoài sông lớn, tự nhiên bồi tạo thành một khoảnh lớn, Bắc thẳng đến thôn Thượng Đê, Nam đối diện xã Như Trác, có thể đến hơn mười mẫu. Hai nơi có cách biệt nhau nhưng đều gọi là xứ Thượng Khu, Trung Khu; hai khu này thành đất ruộng là từ sau thời năm Cảnh Trị (1663-1671- thời vua Huyền Tông) và trước năm Vĩnh Trị (1676-1680 triều vua Lê Hy Tông). Các xứ Bến La, Thượng Đồng, Hạ Đồng, Đại Bi đã vào phần đất thôn Tư Tương. Các xứ Muội Đồng, Bạch Đàn đã bị Do Đạo chiếm vào năm Chính Hoà thứ hai (1681- triều vua Lê Hy Tông). Từ sau năm Chính Hòa thứ hai, thôn Tương dần dần có một nửa phần đất.

          Đến thời vua Lê Dụ Tông (1705-1729), Hy Vương (11) thâu tóm chính sự trong nước. Lúc này nắm quyền Thượng Thư 6 bộ là Nguyễn Công (12) cùng các quan ngũ phủ liêu, kính khải, hộ khẩu trong cả nước có sự đông thưa nhiều ít, cần có một phen xét thực. Bèn lệnh cho dân các xã, huyện khóa lại các sổ hộ tịch, sinh ra không được tính, chết đi không được trừ. Ruộng đồng ở trong đê làm ruông công tư, ngoài đê làm bãi (châu thổ). Chuẩn định lệ cho dân dùng hạ phong từ làm sổ phi hành. Lệ này có từ năm Bảo Thái thứ hai Nhâm Dần (tức 1722 triều vua Lê Dụ Tông). Từ đó xã ta tuân theo án lệ này. Thôn Đà (Đìa) số đinh tăng dần mà vừa phải (dung dị) thì chịu sáu phần (có thể là 6/10), thôn Tương có số ruộng tương ứng thì phải chịu non một nửa (5/10). Cứ như vậy kéo dài 80 năm không hề được sửa (chỉnh) lại. Mãi đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 (tức 1774) triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786), Quyền tri ngũ phủ sự ông Lê Quý Đôn phụng mệnh việc thi hành chính sự với dân. Sức cho các nơi khai đinh điền nhiều ít, người ở đông thưa, nhặt ra hai thôn số đinh ngang nhau không có gì vướng mắc (tề nhi dung dị) thì chịu một nửa. Số ruộng như nhau thì tô thuế như nhau, định ra lệ ngạch như vậy là công bằng. Đinh có thời đông thưa, ruộng có lúc dời đổi. Sự dời đổi ví như sông ngòi có lúc đầy vơi. Ruộng ao thường khi đợ bán, bờ bãi ruộng có khi xẩy ra chiếm đoạt, được mất, ít nhiều… nói chung thường như vậy. Xưa nay  đâu có chính sự tự ý mình căn cứ vào đinh mà chia ruộng hay sao? Kẻ sĩ có chí hãy suy xét việc đời nên cẩn thận đề phòng từ việc nhỏ. Một tấc núi sông là một tấc vàng không nên tùy tiện sơ suất.

          Nay lấy việc thôn Cương khiếu nại mà nói thẳng ra sự sai sót (tranh tụng) bèn sao làm bài tự.

Ý kiến người sưu tầm

Vua Lê Thánh Tông lên ngôi ngày mồng Ba tháng Sáu năm Canh Thìn (1460). Tháng Tám (chỉ hai tháng sau), vua ra lệnh yết bảng “người nào nguyên là họ Trần phải đổi làm họ Trình cả” với lý do kiêng tên húy bà nội vua là Phạm Thị Ngọc Trần. Việc làm này không hợp lòng dân, vì thế sau khi ông chết, những người họ Trình lại đổi về họ gốc của mình là họ Trần. Đến đời vua Lê Thế Tông, năm 1596, vua không bắt đổi họ như trước mà lại tìm cách ban cho người khác làm họ Trần, tạo nên trong một huyện có hai họ Trần: Một họ Trần chính thống có Tổ gốc là Trần Kinh, một họ Trần của vua Lê Thế Tông ban cho là họ Trần Hữu gốc là người Chiêm Thành ở xã Hồng An. Ngày nay phát sinh chuyện Hoằng Nghị đại vương gây nên nhiều điều hỗn loạn trong họ Trần. Phải chăng đây là hệ quả của việc có hai họ Trần do vua Lê tạo ra.

---------------

(1)- Chỉ Hồ Quý Ly (năm 1399 Hồ Quý Ly tự xưng Quốc Tổ chương hoàng đế). Từ nhà Hồ đổi phủ Long Hưng là phủ Tân Hưng (BT)

(2)- Xưa thường gọi đi xâu- sưu

(3)- Bỏ họ Chế thay bằng họ Trần. Cụ Hoàn là vị tổ xa đời của họ Trần. Trần Hữu xã Ngự Thiên- thởi Nguyễn là xã Hưng Nhân- nay là Hồng An huyện Hưng Hà (ND).

(4)- Nguyên văn có nghĩa là từ mọi rợ  chuyển thành rực rỡ (ND).

(5)- Đơn từ đến phủ chúa Trịnh gọi là khải (ND).

(6)- Truy bắt đền mạng như thế nào và 4 tên gây ra vụ thảm sát mà xã lại đem cả xứ đồng đền thay vào, không thấy tư liệu nói rõ (ND).

(7)- Tức Tây Đô vương Trịnh Tạc (1657-1682).

(8)- Nay là Lý Nhân, Hà Nam (BT).

(9)- Hữu ngạn sông Hồng ngày nay (BT)

(10)- Chắc là sông  Hồng (ND)

(11)- Chúa Trịnh (BT).

(12)- Có lẽ là Nguyễn Công Cơ (BT)


 


 


Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 153
Tổng truy cập: 1276430
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ