
TRÇN HO»NG NGHÞ, Cã HAY KH¤NG?
Trích bài “Trần triều Hoằng Nghị Đại vương và những tồn nghi” của nhà sử học Đặng Hùng, tỉnh Thái Bình
Trần Quang sưu tầm
Năm 1995, viện Sử học Việt Nam và sở Văn hóa Thông tin Thái Bình phối hợp tổ chức hội thảo: “Trần Thủ Độ, con người thời Trần” tại Thái Bình, lần đầu tiên công bố “Thân sinh của Trần Thủ Độ là Hoằng Nghị Đại vương”. Tư liệu do cụ Dương Quảng Châu đưa ra không dựa vào các cơ sở khoa học chính sử mà cơ bản là căn cứ vào các tài liệu (gọi là) điền dã, khảo sát ở các địa phương trong tỉnh Thái Bình và tỉnh bạn.
Trong vài năm gần đây, một số tác giả khi viết về Trần Thủ Độ đã dựa vào tư liệu điền dã được công bố của cụ Dương Quảng Châu và cho rằng cha đẻ của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị. Nhưng có đúng “Trần triều Hoằng Nghị đại vương” là Trần Hoằng Nghị không? Có đúng ông là thân sinh của Trần Thủ Độ không?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin tư liệu điền dã mà tác giả Dương Quảng Châu đã nêu ra trong hai bài viết của mình.
Trong bài “Trần Thủ Độ với Thái Bình (SĐD - trang 237), tác giả Dương Quảng Châu viết: “Các bô lão ở Trực Nội, (tổng Trực Nội nay thuộc hai xã Đông Quang – Đông Xuân, huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình) vào vùng Động Núi, được các bô lão ở địa phương cho biết: ở vùng này có nhiều nơi thờ An Hạ Vương. Theo thần phả ghi An Hạ Vương là con thứ 2 Trần Hoằng Nghị Đại Vương, em An Quốc Đại Vương, anh Trần Thủ Độ...”. Ai đẻ ra Hoằng Nghị Đại Vương? Theo các nguồn tư liệu điền dã và thành văn đã sưu tầm được thì cụ Trần Hấp, con trai cụ Trần Kinh đã sinh ra hai người con trai là Trần Lý và Trần Hoằng Nghị…” (SĐD – trang 228).
Nhân dân xây dựng ở cánh đồng làng Cù Khê (Thái Hà) một ngôi đền để tưởng nhớ thượng thư Quách Hữu Nghiêm cùng quân lính, gọi là đền Bách Linh. Nhân thần được thờ ở đền là Quách Hữu Nghiêm chứ không phải là Trần Hoằng Nghị.
Theo sách "Tên làng xã Thái Bình qua các đời" và "Địa danh Thái Bình xưa và nay", căn cứ vào thư mục thần tích, thần sắc, chúng tôi lần tìm về một huyện khác, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, có tổng Thượng Liệt, huyện Thanh Quan (nay là xã Thái Giang - huyện Thái Thụy) có 10 làng trong đó có một làng tên là Hạ Liệt, nhưng tất cả 10 làng của tổng Thượng Liệt xưa đều không có đền miếu nào thờ "Trần Triều Hoằng Nghị Đại Vương". Như vậy đã rõ, ở cánh đồng Hạ Liệt, Thái Giang không thờ Trần Hoằng Nghị. Xã Thái Hà thì không có thôn hay làng Hạ Liệt và lại càng không thờ Trần Hoằng Nghị. Về ý nghĩa nội dung chính xác của câu ngôi duệ hiệu cao nhất: “Trần triều Hoằng Nghị Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần”. Hai nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Tiến Đoàn và dịch giả Vũ Công Hoan đều cho rằng ở câu trên cần hiểu: “Đây là vị Phúc thần cao nhất (thượng đẳng Phúc thần) được triều đình nhà Trần ban tặng mỹ tự là Hoằng Nghị Đại Vương”. Rõ ràng đây là mỹ tự của một vị phúc thần (nếu có) chứ không phải là tên người: Trần Hoằng Nghị, như nhiều người lầm tưởng. Quả là những điều mâu thuẫn đến khó hiểu, có lẽ chỉ có tác giả bài viết nói trên mới lý giải nổi.
![]() |
CHIẾN THẮNG ĐÔNG BỘ ĐẦU VÀ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ KINH THÀNH BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC CỦA VƯƠNG TRIỀU TRẦN |
![]() |
TỔ CHỨC GẶP MẶT CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ |
![]() |
SỰ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CẦN PHẢI ĐƯỢC LÊN ÁN |
![]() |
TỔ CHỨC GẶP MẶT CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ |
![]() |
CHUYỆN LẠ Ở THÁI BÌNH |
![]() |
THƯ NGỎ GỬI NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC |
LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM... (25/11/2018) |
Đại hội Đại biểu Dòng họ... (02/05/2013) |
Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (17/10/2012) |
Mái trường Trần Nguyên Hãn (07/06/2012) |
Online: 154 |
Tổng truy cập: 1433685 |