SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN PHẢI ĐƯỢC TRẢ VỀ GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC VỐN CÓ CỦA NÓ | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN PHẢI ĐƯỢC TRẢ VỀ GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC VỐN CÓ CỦA NÓ
Lần đầu tiên, Hội đồng Trần tộc Việt Nam và Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt báo chí tại Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng (43 Đặng Thai Mai, Tây Hồ- Hà Nội) để thông báo và làm rõ một số sai sót nghiêm trọng trong tập 3 Lịch sử Việt Nam phổ thông năm 2018, phần viết về nhà Trần (1225-1400) do Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) biên soạn; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật in ấn, phát hành; PGS-TS Nguyễn Minh Tường làm chủ biên đã thu được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

 

SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN PHẢI ĐƯỢC

TRẢ VỀ GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC VỐN CÓ CỦA NÓ.

                       Trần Lê

Lần đầu tiên, Hội đồng Trần tộc Việt Nam và Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt báo chí tại Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng (43 Đặng Thai Mai, Tây Hồ- Hà Nội) để thông báo và làm rõ một số sai sót nghiêm trọng trong tập 3 Lịch sử Việt Nam phổ thông năm 2018, phần viết về nhà Trần (1225-1400) do Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) biên soạn; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật in ấn, phát hành; PGS-TS Nguyễn Minh Tường làm chủ biên đã thu được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Các thành phần mời tham dự cơ bản đều có mặt, trừ một vài trường hợp vắng mặt vì lý do đột xuất (có báo lại cho Ban tổ chức). Riêng đại biểu lãnh đạo 2 cơ quan có liên quan là Viện Sử học và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật cùng 2 vị khách mời là ông Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt nam Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội và PGS-TS Nguyễn Minh Tường đều vắng mặt không có lý do, thể hiện sự thiếu tôn trọng không chỉ đối với Ban tổ chức mà còn với bản thân và vị trí công tác đang được Đảng, Nhà nước giao phó trọng trách, khiến thời gian làm việc bị chậm lại 15 phút trong chương trình dự kiến. Có một số phóng  viên báo chí không nằm trong danh sách mời, nhưng do tiếp cận được thông tin đã có mặt tham dự. Điều đó phản ánh sự quan tâm của báo giới đối với một “sự kiện nóng” liên quan đến bộ Quốc sử của Việt Nam, nhưng lại chưa được các cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm đúng mức.

Qua ý kiến của các đại biểu, để xảy ra sự việc đưa một nhân vật hư cấu, không có trong lịch sử dân tộc vào chính sử để truyền bá trong nhân dân và phổ cập trong các nhà trường để giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam là điều rất nguy hiểm, gây ra những hệ lụy, tác động  xấu về mặt tâm lý, nhận thức, khiến cho hậu thế khó phân biệt được thực giả, hạ thấp lòng tin và giá trị của các tri thức lịch sử. Báo chí đã kịp thời phát hiện, lên tiếng phản đối mạnh mẽ, gay gắt, song lãnh đạo Viện Sử học, kể cả ông Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội vẫn “mũ ni che tai”, phớt lờ dư luận, vẫn bảo vệ cho việc làm sai trái, phi lịch sử của tác giả chủ biên- PGS-TS Nguyễn Minh Tường. Không hiểu cái chức danh đại biểu Quốc hội của ông Dương Trung Quốc được giao làm những việc cao siêu gì, mà quên đi cái chức phận của một nhà sử học có tên tuổi, thậm chí ông cũng quên luôn trách nhiệm của một công dân Việt là phải bảo vệ sự trong sáng của lịch sử dân tộc. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã phải thốt lên: “Họ đã khinh nhờn lịch sử dân tộc đến thế là cùng”. Đáng tiếc là, chúng ta chưa có bất cứ một chế tài nào xử lý các trường hợp vi phạm về lịch sử, đây cũng là kẽ hở tạo điều kiện cho những kẻ kẻ cơ hội lợi dụng nghề nghiệp, xuyên tạc, phá vỡ lịch sử của dân tộc.

Các nhà phân tích cho rằng, lãnh đạo Viện Sử học và ông Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam không đến nỗi ngây ngô, kém hiểu biết hoặc vô tình để xẩy ra sự việc nói trên, mà đây là một việc làm có dụng ý, thách thức dư luận, coi thường sự lãnh đạo của Đảng. Hàng chục, hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của nhân dân đã được các vị lãnh đạo Quốc sử quán “nướng” vào những “dự án” lịch sử vô thưởng vô phạt, không cần đến chất lượng, là những lỗ hổng lớn đối với lịch sử dân tộc trong thời gian qua. Họ cứ đinh ninh rằng, chỉ cần ra được sản phẩm, đếm đầu sách tính tiền, nếu phát hiện có sai sót chẳng qua do lỗi kỹ thuật thì họ sẽ tiếp thu sửa chữa, chỉnh lý theo chỉ đạo của cấp trên, không ai phê bình, kỷ luật được họ vì ngoài họ, còn có Hội đồng khoa học thẩm định nội dung, chất lượng sản phẩm. Thế là “hòa cả làng”, họ luôn luôn là người vô can, cái ghế vẫn vững như bàn thạch.

Một hướng phân tích khác, sự “sáng tạo” lịch sử của PGS-TS Nguyễn Minh Tường (được sự ủng hộ của Viện Sử học và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) không hoàn toàn vì mưu lợi cá nhân mà còn dọn đường cho một mục đích lớn lao khác, đó là tạo ra sự biến dạng, méo mó của lịch sử Việt Nam, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa- lịch sử. Một khi đã tráo đổi được lịch sử dân tộc, ai có thể dám chắc họ sẽ không làm những việc tày đình khác: phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam? Đây chính là một nguy cơ đối với quốc gia, dân tộc, cần phải cảnh giác cao độ hơn lúc nào hết. Hẳn chúng ta còn nhớ câu phương ngôn: nếu bắn vào lịch sử bằng viên đạn súng lục, thì tương lai sẽ bị bắn bằng những phát đại bác, thậm chí bằng những loại vũ khí hủy diệt. Đến lúc đó thì đã quá muộn.

Trong bức thư gửi ông Dương Trung Quốc, cụ Trần Ngọc Bảo, 90 tuổi, gần 70 năm tuổi Đảng, (ở khu tập thể Bộ Y tế, số 5 Quang Trung, Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hội đồng Trần tộc Việt nam bày tỏ: “Ngành sử học của Việt Nam cần phải chọn ra cho được những người có tài đức, tâm huyết, trách nhiệm trước nhân dân, với quốc gia, dân tộc. Những người làm trái phải lột bỏ xiêm áo, không cho đi viết sử, đại loại như Dương Quảng Châu, Nguyễn Minh Tường… vì nếu dùng những người như thế chỉ có hại cho dân, cho nước, làm mất thể diện, uy tín quốc gia, dân tộc”. Thiếu tướng- PGS Đào Trần Quang Cát không giấu được bức xúc trong lòng: Năm 2018, Viện Sử học đưa một nhân vật hư cấu Trần Hoằng Nghị vào chính sử, những năm tiếp theo, họ tìm cách đưa một nhân vật mơ hồ của một dòng họ khác vào chính sử, nước Việt Nam có hàng trăm họ tộc, cuốn sử của đất nước ta sẽ ra sao?

Các ý kiến phát biểu thẳng thắn, các bài tham luận sâu sắc của các đại biếu khiến cho không khí của buổi gặp mặt báo chí càng thêm sôi động. Mặc dù các ý kiến đều thể hiện suy nghĩ, tâm huyết của mình theo các gam màu khác nhau nhưng đều hướng chung vào một mục đích là bảo vệ sự trong sáng của lịch sử dân tộc, vì nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử đã từng được nếm trải trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, họ hiểu rất rõ giá trị của lịch sử Việt Nam được các thế hệ ông cha hy sinh xương máu, viết nên những trang sử hào hùng, oanh liệt, trở thành niềm kiêu hãnh, tự hào của mọi người con dân đất Việt. Vì thế, họ không thể đồng tình, thỏa hiệp hay dễ dàng chấp nhận bất kỳ hành vi lợi dụng nghề nghiệp hoặc vì một mục đích cá nhân không trong sáng, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm đến điều thiêng liêng mà họ phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Nhà văn Hoàng Quốc Hải- tác giả của 2 bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về triều đại Lý, Trần nói: “Trong lịch sử xưa nay, không có nhà viết sử nào dám làm việc liều lĩnh, táo tợn như PGS-TS Nguyễn Minh Tường”. Ông khẳng định: Sự giả dối sớm muộn sẽ bị phanh phui, sự thật, chân lý sẽ chiến thắng, đó là tất yếu của lịch sử”. Câu nói của nhà văn Hoàng Quốc Hải rất trùng hợp với suy nghĩ của tôi: Sự thật lịch sử cần phải được trả về với giá trị đích thực, vốn có của nó. Đây cũng là “việc cần làm ngay” của các nhà chức trách./.

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 157
Tổng truy cập: 1265613
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ