LỊCH SỬ THÔN PHƯƠNG LA | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
LỊCH SỬ THÔN PHƯƠNG LA
Kết quả tra cứu các sách “Địa danh Thái Bình xưa và nay”, đối chiếu với các di tích lịch sử hiện có trong thôn Phương La cùng với các văn bia, sắc phong, văn bản cổ “tục lệ làng Phương La” còn lưu giữ được, tác giả Đào Hồng, Trưởng ban quản lý di tích Bảo tàng lịch sử tỉnh Thái Bình, đã giúp ta biết những điều quý báu về cội nguồn lịch sử thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

 

LỊCH S THÔN PHƯƠNG LA

                                                                                         Đào Trần Quang Cát

Lịch sử bao giờ cũng được chứng minh bằng sự thật. Chúng ta vui mừng qua cuộc tọa đàm khoa học về nhân vật Trần Hoằng Nghị, các nhà khoa học, các nhà sử học, bà con người họ Trần Văn thôn Phương La (cùng chi họ với ông Trần Văn Sen) đã cho chúng ta biết sự thực của cácsự kiện lịch sử có liên quan về nhân vật này.

Kết quả tra cứu các sách “Địa danh Thái Bình xưa và nay”, đối chiếu với các di tích lịch sử hiện có trong thôn Phương La cùng với các văn bia, sắc phong, văn bản cổ “tục lệ làng Phương La” còn lưu giữ được, tác giả Đào Hồng, Trưởng ban quản lý di tích Bảo tàng lịch sử tỉnh Thái Bình, đã giúp ta biết những điều quý báu về cội nguồn lịch sử thôn Phương La:

1- Thôn Phương La khởi đầu thành lập năm Ất Mão triều vua Lê Hy Tông (năm 1675) nên có tên là làng Ứng Mão, với tên nôm là làng Mẹo, thuộc xã Hương La, tổng Lập Bái, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng - tỉnh Thái Bình. Bài minh khắc trên chuông chùa Linh Ứng có tên: “Tân tạo hồng chung Linh Ứng tự ký” niên đại năm Chính Hòa thứ 9 tức là năm 1688 đang được lưu giữ tại chùa làng Phương La ghi rõ việc này.

2- Tên xã Hương La tồn tại qua triều Hậu Lê, triều Tây Sơn đến triều Nguyễn. Bản “Tục lệ xã Phương La”, lập ngày 22 tháng 5 năm Tự Đức thứ 34 (1881) viếtxã Hương La được đổi tên thành xã Phương La thuộc tổng Lập Bái và được cắt chuyển về huyện Hưng Nhân, Phủ Tiên Hưng.

  3- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng điều chỉnh lại phạm vi các xã cho phù hợp với việc chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình. Năm 1949 trước khi giặp Pháp đánh Thái Bình, huyện Hưng Nhân có 9 xã, 103 thôn. Xã Phương La đổi thành thôn Phương La thuộc xã Tân Việt. Xã Tân Việt lúc đó có 09 thôn, gồm các thôn: Chuẩn Cách, Điềm, Đông Hà, Đống Gạo, Kiều Trai, Phụng Công, Phú Lạc, Thanh Nga, Phương La.

  4- Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, ngày 22 tháng 3 năm 1977 xã Thái Phương được thành lập trên cơ sở sáp nhập thôn Phương La của xã Tân Việt vào xã Thái Thịnh, bỏ tên xã Thái Thịnh, đổi thành xã Thái Phương, huyện Hưng Hà ngày nay. Xã Thái Phương khi thành lập có 05 thôn tên gọi là thôn Hà Nguyên, thôn Nhân Xá, thôn Phương La, thôn Trác Dương, thôn Xuân La.

Tổng hợp các đợt kiểm kê di tích của các năm: 1962-1963 tại làng Phương La, xã Tân Việt; 1974-1975 tại làng Phương La, xã Tân Việt; 1998, 2001, 2007 tại thôn Phương La, xã Thái Phương, Phòng Quản lý di tích và nhà Bảo tàng tỉnh Thái Bình kết luận: “Trong tất cả các báo cáo kiểm kê, sổ danh mục đăng ký di tích được kiểm kê, bảo vệ được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình đều không có di tích nào mang tên Đền Nhà Ông hoặc Đền thờ Trần Triều Hoằng Nghị đại vương, đền thờ tổ Họ Trần Việt Nam. Bảo tàng tỉnh Thái Bình cũng không lưu trữ một tài liệu nào trước năm 1945 ghi chép về sự tồn tại của nhân vật này”.

Từ những thực tế trên đây ta có thể thấy thôn Phương La ngay từ ngày đầu thành lập không thuộc huyện Hưng Hà là vùng đất cư trú và phát đế của nhà Trần, vì thế tại thôn Phương La không có di tích lịch sử về nhà Trần, không có nhân vật Trần Hoằng Nghị và cũng không có Trần Thủ Độ sinh ra ở thôn Phương La.

Tiếp đến chi họ Trần Văn tại thôn Phương La, cụ Trần Quang Đãng là Trưởng cành 4 chi họ Trần Văn đồng thời là người chấp bút viết phả hệ chi họ Trần Văn cho biết: Gia phả chi họ Trần Văn không có ai tên là Trần Hoằng Nghị. Chi họ Trần Văn có nguồn gốc tổ tiên khác với các chi họ Trần khác trong xã Thái Phương, chỉ là “đồng danh chứ không đồng huyết thống”. Ông Trần Văn Sen chỉ là thành viên của chi họ Trần Văn, không phải là Trưởng chi họ Trần Văn. Ông Trần Văn Sen (xin phép) xây nhà thờ tổ họ Trần thôn Phương La thì chỉ có thể là nhà thờ tổ chi họ Trần Văn thôn Phương La, không thể gọi là đền thờ tổ họ Trần xã Thái Phương, càng không thể gọi là đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam. Lời cụ Trần Quang Đãng nêu trên rất chính xác đúng với thực tế.

Trên đây là nhân chứng người thật việc thật ở thôn Phương La. Chi họ Trần Văn của ông Trần Văn Sen ở thôn Phương La là một chi nhánh nhỏ, mới tách ra từ họ Trần gốc họ Chế người Chăm Pa (đến cháu ông Sen là đời thứ 9), tính đến năm 2020 mới được 195 năm. Họ Trần gốc họ Chế người Chăm Pa có Tổ là ông Chế Ích Hoàn, được vua Lê Thế Tông cho đổi thành họ Trần năm 1596, khởi lập từ đất Đống Cương (không phải đất Tinh Cương), nay là thôn Việt Thắng, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tính đến nay được 424 năm. Họ có nhà thờ Tổ rất quy mô hoành tráng tại thôn Việt Thắng, xã Hồng An, có ngày giỗ Tổ là ngày 14 tháng Giêng âm lịch.

Ông Trần Văn Sen không theo gốc dòng họ của mình. Ông xin phép xây nhà thờ tổ họ Trần thôn Phương La nhưng lại tự đặt tên ông tổ là nhân vật tưởng tượng Trần Hoằng Nghị, gán cho Trần Hoằng Nghị là thân sinh ra Trần Thủ Độ thuộc họ Trần Việt Nam, rồi tự nhận là hậu duệ Trần Thủ Độ. Ông biến nhà thờ tổ chi họ Trần Văn thôn Phương La của ông thành “Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam”. Ông thuê người viết sách, ngấm ngầm đưa nhân vật Trần Hoằng Nghị là cha Trần Thủ Độ vào lịch sử họ Trần Việt Nam, xuyên tạc, bóp méo lịch sử Việt Nam. Đây rõ ràng là việc đánh lộn sòng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Họ Trần Việt Nam chính thống có nhà thờ Tổ tại thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, có ngày giỗ Tổ là ngày 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Bởi vậy, những bà con lấy ngày giỗ Tổ họ Trần là ngày 18 tháng Giêng âm lịch, đi lễ nhà thờ Tổ họ Trần ở thôn Tam Đường xã Tiến Đức thì những bà con ấy đích thực là người họ Trần chính thống Việt Nam, làm lễ dâng hương tổ tiên theo đúng truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”.

Đền thờ Tổ chi họ Trần Văn thôn Phương La, xã Thái Phương tổ chức giỗ Tổ vào ngày 14 tháng Giêng âm lch - là ngày giỗ chính của họ Trần gốc họ Chế người Chăm Pa –là việc riêng của gia đình ông Trần Văn Sen và chi họ Trần Văn thôn Phương La, không liên quan gì đến các chi họ Trần khác ở xã Thái Phương, càng không liên quan gì đến họ Trần Việt Nam. Những người nhận Trần Hoằng Nghị là ông tổ họ của mình, đi lễ Tổ họ ở đền thờ Tổ chi họ Trần Văn thôn Phương La, xã Thái Phương vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch thì những người y chắc hẳn là con cháu gia đình ông Trần Văn Sen hoặc có nguồn gốc liên quan huyết thống với gia đình ông Trần Văn Sen. Dù thế nào, việc gắn biển “đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam” lên đền thờ của một chi họ (ở thôn Phương La) vẫn là điều phi pháp, bà con họ Trần và nhân dân cả nước không ai có thể chấp nhận.        

Họ Chế gốc Chăm Pa có lịch sử rất anh hùng, có vua Chế Mân đã đánh thắng cánh quân Mông Cổ lớn mạnh do tên tướng Toa Đô chỉ huy đánh vào nước Chăm Pa. Vua Trần Nhân Tông đồng thời là Phật Hoàng của Việt Nam mến mộ người anh hùng ấy nên đã gả con gái yêu là công chúa Trần Huyền Trân cho vua Chế Mân nước Chăm Pa. Chúng ta rất trân trọng họ Trần gốc họ Chế có Tổ họ là ông Chế Ích Hoàn, có nhà thờ Tổ uy nghi, hoành tráng ở thôn Việt Thắng, xã Hồng An. Chúng ta trân trọng tình hữu nghị, đoàn kết chân thành với họ Trần Hữu ở thôn Việt Thắng, xã Hồng An. Thật tốt đẹp biết bao khi chi họ Trần Văn thôn Phương La trở về đúng tổ họ gốc của mình.

Xin chúc bà con hai họ Trần luôn luôn mạnh khỏe, đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển vững mạnh, bền vững tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

Vô cùng cám ơn ông Đào Hồng và cụ Trần Quang Đãng. Hai vị đã cung cấp cho lịch sử những thông tin trung thực, chính xác, có căn cứ thực tế rất có giá trị, giúp bạn đọc và con cháu họ Trần hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của vương triều Trần, đồng thời nhận thức đầy đủ hơn về Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam.

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 155
Tổng truy cập: 1273245
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ