ĐỪNG CÓ ẢO TƯỞNG | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
ĐỪNG CÓ ẢO TƯỞNG
Gần đây, BCHHT VN do ông Trần Văn Sen làm chủ tịch đã cử một đoàn công tác xuyên Việt mang theo rất nhiều tài liệu đến các địa phương thuộc khu vực miền Trung và phía Nam tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về cái gọi là “Đền thờ tổ họ Trần VN" ở thôn Phương La, khẳng định nhân vật hư cấu này là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ; phê phán HĐHT VN, phủ nhận thành công của Đại hội HĐHT VN lần thứ nhất (tháng 6-2020). Để giúp bà con họ Trần hiểu rõ hơn về ngôi “đền nhà Ông” và nhân vật hư cấu Trần Hoằng Nghị, chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Đừng có ảo tưởng” của Đại tá, nhà báo Trần Nguyên Trung.

 

ĐỪNG CÓ ẢO TƯỞNG

                                                          Trần Nguyên Trung

Gần đây, BCHHT VN do ông Trần Văn Sen làm chủ tịch đã cử một đoàn công tác xuyên Việt mang theo rất nhiều tài liệu (trong đó có cả băng đĩa phim về Trần Hoằng Nghị đã bị các nhà sử học phê phán, bác bỏ) đến các địa phương thuộc khu vực miền Trung và phía Nam tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về cái gọi là “Đền thờ tổ họ Trần VN" ở thôn Phương La, khẳng định nhân vật hư cấu này là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ; phê phán HĐHT VN, phủ nhận thành công của Đại hội HĐHT VN lần thứ nhất (tháng 6-2020).

Dư luận xã hội cho rằng, đây chẳng qua chỉ là một mánh khóe “mỵ dân”, lôi kéo bà con họ Trần tin theo những điều nhảm nhí không có thực nhằm thực hiện mục đích kinh doanh tâm linh của ông chủ hãng bia Đại Việt.

Để giúp bà con họ Trần hiểu rõ hơn về ngôi “đền nhà Ông” và nhân vật hư cấu Trần Hoằng Nghị, chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Đừng có ảo tưởng”.

…Cách đây hơn 1 thập kỷ, ông chủ hãng bia Đại Việt ở Thái Bình, được sự hỗ trợ, tiếp tay của con rể nguyên là Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình (nay là Phó Ban Tuyên giáo Trung ương) đã cho xây dựng một ngôi đền thờ khủng trái pháp luật (gọi là đền nhà Ông) cao 41m, 3 tầng, với diện tích mặt bằng hơn 700m2 trên tổng diện tích 50.000m2 tại thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, cùng với một số hạng mục công trình tâm linh khác như khu đền thờ Thánh mẫu VN, tổ chức hầu đồng thu tiền không đúng quy định của pháp luật đã gây nhiều dị nghị không tốt trong nhân dân và bà con trong dòng họ. Điều đáng lưu ý, khu đền thờ này cách khu di tích lịch sử đặc biệt đền Trần ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình khoảng 3km.

Việc xây dựng ngôi “đền nhà Ông” sẽ chẳng có gì đáng bàn, nếu ngôi đền này chỉ làm nơi thờ tự của hội đồng gia tộc họ Trần thôn Phương La theo đúng đơn và giấy phép xây dựng của UBND tỉnh TB cấp. Nhưng có một điều lạ lùng ở đây là, sau khi công trình được khánh thành, “đền nhà Ông” bỗng dưng biến thành “Đền thờ tổ họ Trần VN”. Đây là một điều không bình thường, gây bất bình, phản đối mạnh mẽ của dư luận xã hội, trong đó có người dân địa phương, đặc biệt là con cháu hậu duệ họ Trần.

Sự phản ứng quyết liệt của dư luận xã hội và con cháu họ Trần là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở.

Thứ nhất, “Đền nhà Ông” được xây dựng từ “miếu nhà Ông”, còn gọi là “miếu cây Đa” nằm cạnh cánh đồng thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà. Theo kết quả khảo sát di tích lịch sử của Sở Văn hóa- Thông tin tỉnh Thái Bình trước đây (nay là Sở VH-TT& DL) vào các năm 1958-1962; 1977-1980; 1995-1996, 2002- 2003) thì thôn Phương La không có di tích lịch sử nào liên quan đến nhà Trần.

Thứ hai, cái tên “miếu nhà Ông” chỉ bắt đầu xuất hiện từ tháng 9 năm 2000 qua lá thư tay của ông chủ hãng bia Đại Việt gửi 2 ông Dương Quảng Châu và Nguyễn Thanh Vân (thuộc Hội KHLSVN) đề nghị bổ sung vào tập tài liệu điền dã do hai vị này khảo sát đổi tên “miếu cây Đa” thành “miếu Nhà Ông”. Tài liệu điền dã này đã được PGS-TS Nguyễn Minh Tường sử dụng để đưa vào chính sử quốc gia.

Qua đó cho thấy, ông chủ hãng bia Đại Việt đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những bước đi bài bản, chặt chẽ bằng việc cấu kết với một số nhà sử học có tư tưởng thực dụng, hòng tìm cách đánh tráo lịch sử, vượt mặt các nhà chức trách địa phương và cả Trung ương.

Thứ ba, nhân vật được tôn thờ trong cái gọi là “Đền thờ tổ họ Trần VN” ở thôn Phương La tên là Trần Hoằng Nghị là một nhân vật mơ hồ, không rõ gốc tích, không có trong sử sách, cũng chẳng có công lao gì trong thời kỳ khởi nghiệp của nhà Trần nhưng đã được nhóm sử nô, sử tặc tạo dựng lên, tô vẽ công lao rồi gán ghép là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ, rồi tự ý đưa vào chính sử để truyền bá trong nhân dân và giáo dục trong các nhà trường.

Thứ tư, trong các tài liệu lịch sử chính thống từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, kể cả các tài liệu còn lưu giữ ở tỉnh Thái Bình đều không hề nhắc đến hoàn cảnh gia đình, anh em của Trần Thủ Độ. Đại Việt sử ký toàn thư viết “ Trần Thủ Độ mồ côi cha mẹ từ nhỏ ở với bác là Trần Lý, được Trần Lý coi như con. Lớn lên theo Trần Lý đi đánh giặc”.

Phân tích về mặt xã hội học, sinh thời, Trần Thủ Độ là vị quan đầu triều Trần (chỉ đứng sau vua), là người cương trực, thẳng thắn, sống có đạo hiếu nên không thể có chuyện khi bố đẻ chết chờ đến 800 năm sau cho hậu thế xây dựng đền thờ?

Ngay cái tên Trần Hoằng Nghị cũng không hề có trong bất cứ tài liệu khảo cổ học, thư tịch cổ, các văn bia, sắc phong nào mà chỉ do các nhà sử học Việt Nam thời kỳ XHCN đặt tên cho tại cuộc hội thảo khoa học “Đức Hoằng Nghị đại vương…” do UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội KHLSVN tổ chức tháng 1- 2007 tại Hà Nội (do ông chủ hãng bia Đại Việt tài trợ).

Thứ năm, không chỉ liên minh với một nhóm nhà sử học bị biến chất ngụy tạo lịch sử dân tộc, làm đảo lộn phả hệ họ Trần, ông chủ hãng bia Đại Việt còn câu kết với cái gọi là Hiệp hội các hội UNESCO Việt Nam, là một tổ chức phi chính phủ do Nguyễn Xuân Thắng làm Chủ tịch cấp bằng BẢO TRỢ DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA, công nhận đền lăng đức tổ Trần Hoằng Nghị đại vương là DI TÍCH CÓ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- VĂN HÓA VIỆT NAM.

Trong khi đó, công văn của UBND tỉnh Thái Bình số 1854/UBND-TCD ngày 13-5-2019 khẳng định: “Đền nhà Ông” chỉ là cơ sở thờ tự của gia tộc họ Trần thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, không phải là di tích lịch sử- văn hóa được xếp hạng.

Thứ sáu, trước sức nóng của dư luận xã hội và con cháu hậu duệ họ Trần, ngày 24-9-2018, Bộ TT-TT đã có công văn số 802/CXBIPH-QLXB thông báo dừng phát hành bộ sách Lịch sử VN phổ thông để rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện toàn bộ nội dung của cả 9 tập sách để bảo đảm tính chính xác của các dữ liệu lịch sử; Tiếp đó, ngày 12-10-2018, Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXHVN) do Viện trưởng, PGS-TS Đinh Quang Hải ký công văn số 187/VSH thông báo sẽ loại bỏ nhân vật Trần Hoằng Nghị ra khỏi bộ sách LSVNPT trong kỳ tái bản này và nhận định Trần Thủ Độ quê ở bến Trấn, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)…

Qua phân tích, nhận định trên đây cho thấy, nếu ông chủ hãng bia Đại Việt thực sự là người có tâm đức và trách nhiệm với tổ tiên, dòng họ như một số kẻ bợ đỡ, nịnh hót rêu rao, ca ngợi thì sẽ không có những việc làm sai trái, bịa đặt, xuyên tạc lịch sử dân tộc và lịch sử vương triều Trần.

Ngay việc đầu tư xây dựng ngôi đền Trần Hoằng Nghị, tôn thờ một nhân vật không có thật trong lịch sử dân tộc rõ ràng không phải vì mục đích xây dựng và phát triển dòng họ. Ngược lại, chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân rất khó đoán định, trong đó có việc kinh doanh tâm linh.

Tuy nhiên, cái được thì chưa rõ nét, trong khi cái mất thì quá lớn, không thể cân đong đo đếm bằng tiền. Theo đó, mất mát lớn nhất là mất uy tín của tổ chức BCHHT VN do ông Trần Văn Sen làm chủ tịch; tiếp đó làm mất niềm tin đối với con cháu họ Trần. Điều nguy hiểm hơn là gây phân tâm, chia rẽ trong dòng tộc họ Trần.

Chính vì thế, đã có rất nhiều người thuộc BCHHT đã tự nguyện rời bỏ tổ chức này để gia nhập HĐHT VN hoặc thành lập tổ chức họ Trần mới. Đây cũng là điều chưa từng xẩy ra đối với một dòng họ lớn, vô cùng hiển hách gắn liền với lịch sử dân tộc.

Vì vậy, việc làm cần kíp trước mắt là phải gỡ bỏ ngay biển hiệu “Đền thờ tổ họ Trần VN” treo trên “đền nhà Ông” ở thôn Phương La, không thể để “lập lờ đánh lận con đen”, cho dù họ có tìm cách biện minh, che đậy thế nào đi chăng nữa, cuối cùng sự thật vẫn là sự thật. Chân lý của lịch sử cần phải được trả về đúng vị trí ban đầu, với giá trị đích thực, vốn có của nó.

Mong rằng, bà con họ Trần trong cả nước cần tỉnh táo, có nhận thức đúng đắn, nhận rõ chân tướng của những kẻ lạc loài đang tìm cách mua chuộc con cháu họ Trần, nhất là những người nhẹ dạ, cả tin, dẫn đến tình trạng “Mồ cha không khóc lại đi khóc đống mối”.

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 155
Tổng truy cập: 1274855
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ