VÀI SUY NGHĨ VỀ HỌ TRẦN VIỆT NAM QUA SỰ BỊA ĐẶT CỦA PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGÀY GIỖ TỔ HỌ TRẦN. | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  TÀI LIỆU LICH SỬ
VÀI SUY NGHĨ VỀ HỌ TRẦN VIỆT NAM QUA SỰ BỊA ĐẶT CỦA PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGÀY GIỖ TỔ HỌ TRẦN.
BBT: Trên trang facebook họ Trần VN mới đây đã đăng tải bài viết của ông Trần Phước Bình, ủy viên Thường trực BCH HTVN tỉnh Quảng Nam bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng tình với việc làm của BCH HTVN tố cáo Thiếu tướng- PGS Đào Trần Quang Cát- Chủ tịch Hội đồng họ Trần VN (vì ông Cát và HĐHT VN không công nhận Trần Hoằng Nghị là nhân vật lịch sử; Trần Hoằng Nghị không phải là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ). Gần đây, chúng tôi nhận được bài viết của cụ TRẦN TRỌNG SAY, 76 tuổi, sống tại TP HCM là người nhiều năm sắt son, gắn bó với các hoạt động dòng họ và luôn đau đáu bởi nỗi lo lịch sử họ Trần đang bị một nhóm sử gia xuyên tạc làm sai lệch lịch sử họ Trần. BBT xin giới thiệu để bạn đọc cả nước cùng suy ngẫm.

 

VÀI SUY NGHĨ VỀ HỌ TRẦN VIỆT NAM QUA SỰ BỊA ĐẶT CỦA PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGÀY GIỖ TỔ HỌ TRẦN.

                                                                  Trần Trọng Say (TP HCM)

BBT: Trên trang facebook họ Trần VN mới đây đã đăng tải bài viết của ông Trần Phước Bình, ủy viên Thường trực BCH HTVN tỉnh Quảng Nam bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng tình với việc làm của BCH HTVN tố cáo Thiếu tướng- PGS Đào Trần Quang Cát- Chủ tịch Hội đồng họ Trần VN (liên quan đến việc ông Cát và HĐHT VN không công nhận Trần Hoằng Nghị là nhân vật lịch sử; Trần Hoằng Nghị không phải là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ) đã gây được sự chú ý của dư luận cả nước trong thời gian qua. Gần đây, chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết của một người con họ Trần sinh sống tại thành phố HCM là cụ TRẦN TRỌNG SAY, 76 tuổi, là người nhiều năm sắt son, gắn bó với các hoạt động dòng họ và luôn đau đáu bởi nỗi lo lịch sử họ Trần đang bị một nhóm sử gia xuyên tạc làm sai lệch lịch sử họ Trần. BBT xin giới thiệu để bạn đọc cả nước cùng suy ngẫm.  (Tiêu đề do BBT đặt).

Tôi giờ đây đã ở cái tuổi như Bác Hồ nói là “xưa nay hiếm”. Vì thế, tôi không có tham vọng gì hơn là mong muốn con cháu họ Trần hiểu đúng về lịch sử tiên tổ và bổn phận của mình trong việc giữ gìn truyền thống, noi gương các bậc tiền nhân để tiên tổ vui lòng nơi chín suối.

          Thời gian qua, tôi được nghe và chứng kiến bao sự nhiễu nhương liên quan đến dòng họ mà cảm thấy buồn lòng, không thể chấp nhận được, buộc lòng tôi phải viết đôi dòng kính trình quý vị.

A- “BÁN DANH BA ĐỒNG

Tôi được biết GS VŨ KHIÊU (người họ ĐẶNG gốc TRẦN) cùng một số nhà sử học đương thời và PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG sau những thông tin đã “nghiên cứu” tìm ra “HOẰNG NGHỊ ĐẠI VƯƠNG- THÂN PHỤ THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ”

Tôi cảm thấy rất mừng, tưởng rằng các nhà sử học “uyên bác” này đã tìm thấy ở sử thần Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu… hoặc hậu duệ của kẻ phản quốc Trần Ích Tắc từ bên Tàu gửi về các chứng tích lịch sử… nhưng sau khi đọc loạt bài “nghiên cứu” của các sử gia đương đại, tôi cảm thấy choáng váng và hoàn toàn thất vọng.

Tôi xin trích dẫn một số đoạn trong bài viết của PGS - TS Nguyễn Minh Tường: “TRẦN HẤP sinh ra TRẦN LÝ và TRẦN HOÀNG NGHỊ, Hoằng Nghị sinh ra AN QUỐC, AN HẠ và AN BANG (tức TRẦN THỦ ĐỘ).  Có lẽ, chúng ta cần ghi nhận đây là lần đầu tiên một tác giả họ Trần chính thức chép rõ: Thân phụ của Trần Thủ Độ là Trần Hoàng Nghị trong một bộ lịch sử dòng họ Trần…”.

“Thuyết Trần là cuốn lịch sử họ Trần do cụ Trần Xuân Sinh 91 tuổi (sinh năm 1912) dày công biên soạn. Đây là cuốn sách “Trần sử” khá đầy đủ, nhiều tư liệu quý báu…”. “Qua những tư liệu vừa dẫn trên, chúng ta có thể khẳng định: Trần Hoằng Nghị (hay Hoằng Nghị Đại Vương là người có công sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ Thái sư Trần Thủ Độ”.

Qua cách lập luận theo kiểu: “NGHE HƠI BẮC NỒI CHÕ” không hề có chứng cứ sử học mà lịch sử đời xưa đã ghi lại. Đến một cháu nhỏ mới học lịch sử cũng phải bưng miệng cười bởi sự lố bịch, hợm hĩnh của một nhà sử học có học hàm, học vị PGS-TS như NGUYỄN MINH TƯỜNG.

Ở một đoạn khác trong tài liệu, PGS-TS Nguyễn Minh Tường  viết: “VỀ QUÊ HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH CỦA TRẦN HOẰNG NGHỊ, như chúng ta đã biết, quê hương của Trần Hoằng Nghị cũng tức là quê gốc của Trần Thủ Độ là khu Bến Trấn - nay thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại thôn Ứng Mão (tức làng Mẹo) xưa, nay là thôn Phương La còn lại một ngôi miếu nhỏ, tọa lạc bên gốc cây đa cổ thụ nên người dân địa phương quen gọi là Miếu Gốc Đa. Miếu thờ cụ Trần Hoằng Nghị, trước đây khoảng 40 năm còn khá to lớn nên gọi là Đền Nhà Ông. Vì sao lại gọi là Đền Nhà Ông? các cụ cao niên trong thôn Phương La giải thích vì Trần Hoằng Nghị ở vào “bậc ông của vua Trần Thái Tông” nên có tên như vậy. Cũng có thể là như vậy, nhưng theo chúng tôi chữ “Ông” trước kia (và cả ngày nay) trong khẩu ngữ nhằm để chỉ người có quyền thế, có danh vọng trong vùng, như trong thành ngữ “con Ông, cháu Cha” chẳng hạn, ở đây để chỉ cụ Trần Hoằng Nghị.

Hiện trong miếu nhỏ còn lưu giữ một tấm bài vị có ghi dòng chữ: “Phụng Đại vương Thượng đẳng Phúc thần TRẦN HOÀNG NGHỊ đồng tứ vị phu nhân” (nghĩa là: nơi đây phụng thờ vị Đại vương được phong làm Thượng đẳng phúc Thần là Trần Hoàng Nghị cùng bốn bà phu nhân của ngài).

Dòng chữ trên cho chúng ta biết: cụ Trần Hoằng Nghị được tôn làm phúc thần của làng Ứng Mão - Phương La, Trần Hoằng Nghị được tôn vinh làm: ‘THẦN LÀNG –TỔ HỌ”.

Thưa PGS-TS Nguyễn Minh Tường, được mệnh danh là một nhà nghiên cứu lịch sử mà kiến thức nông cạn, hạn hẹp, phương pháp luận lủng củng, kỳ quặc: trong bài viết,  ngài chưa phân biệt được giữa Miếu thờĐền thờ, còn nhầm lẫn giữa Thành Hoàng làng với Thần làng. Ngài không hề đưa ra được CHỨNG LÝ LỊCH SỬ do nghiên cứu tìm ra mà phải vay mượn kiến thức của người này, người khác, “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” gọi là viện dẫn, khiến nội dung bài viết rối rắm như gà mắc tóc, cuối cùng ngài đã đánh liều ghi bậy: “Trần Hoằng Nghị được tôn vinh làm “Thần Làng –Tổ Họ

Bài viết nói trên của ông PGS-TS này sẽ còn lưu truyền mãi đến nhiều đời sau, mà tôi gọi là “Bán danh ba đồng”.

Không hiểu vì mối lợi ích nào mà vị PGS-TS này sẵn sàng vứt bỏ danh dự, lương tâm, giá trị cao quý của mình để “BÁN DANH BA ĐỒNG”?. Thật là rẻ mạt. Chỉ khổ cho ông chủ hãng bia Đại Việt Trần Văn Sen nhẹ dạ cả tin vào cái danh hão của vị PGS-TS sử học này mà đi thờ “ĐỐNG MỐI”, khiến người đời dè bỉu, coi thường, lại còn gây họa cho những người “cả tin” trong dòng họ TRẦN chúng tôi.
          (Xin mời bà con và các bạn hãy đọc bài viết: “HOẰNG NGHỊ ĐẠI VƯƠNG THÂN PHỤ CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ đăng trong cuốn Nội san HÀO KHÍ ĐÔNG A - số 10 năm 2007 – thì sẽ rõ!

B- KHÓC ĐỐNG MỐI

Ông TRẦN VĂN SEN và BCH HỌ TRẦN VIỆT NAM đã quá tin tưởng vào những lời “BỊA ĐẶT” của GS VŨ KHIÊU và một số nhà sử học đương thời, nhất là PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG, đã sáng tác ra ngôi mộ của Trần Hoằng và xác định ngày giỗ của ngài là ngày 14 tháng GIÊNG, thậm chí tự phong cho ngài là THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN và là “TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM”.

Mặc dù ai cũng biết, nhân vật Trần Hoằng Nghị (có húy danh Trần Thủ Huy) được gán ghép là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ không hề có công lao gì với nhà Lý và nhà Trần để được ghi vào sử sách. Theo sử sách ghi lại, Trần Thủ Độ mồ côi cha mẹ từ nhỏ ở với bác là Trần Lý, được Trần Lý nuôi dưỡng, giáo dục mà thành tài. Cho đến nay vẫn chưa tìm được bất cứ tài liệu nào nói về gia cảnh hay con cháu của Trần Thủ Độ. Thế mà ông Trần Văn Sen cùng BCH họ Trần Việt Nam đã soái ngôi cho cha Trần Thủ Độ lên làm “TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM”. Tiếp đó, ông Trần Văn Sen và BCH họ Trần Việt Nam đã ngang nhiên ấn định ngày giỗ như sau:

(Trích) “HẰNG NĂM, VÀO NGÀY 14 THÁNG GIÊNG ÂM LỊCH, LỄ HỘI GIỖ TỖ HỌ TRẦN VIỆT NAM VÀ NGÀY 14 THÁNG 8 ÂM LỊCH GIỖ ĐỨC TỔ HOẰNG NGHỊ ĐẠI VƯƠNG, ĐƯỢC TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM. CON CHÁU HỌ TRẦN CÙNG MUÔN DÂN TRĂM HỌ TRONG NƯỚC VÀ KIỀU BÀO NƯỚC NGOÀI VỀ DÂNG HƯƠNG TẾ LỄ NHỮNG BẬC HẾT SỨC CAO MINH…” (trang 11 Quyển sách: ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM do Hội KHLSVN và Hội UNESSCO VN biên soạn, được phát hành trong dịp lễ giỗ năm 2015, tại Hà Nội).

NGÀY 02/01/2018, bà Trần Thu Nguyệt, PCT – Chánh văn phòng HTVN đã gửi thư mời về Phương La dự lễ giỗ tổ ngày 14 tháng GIÊNG, mặc dù có nhiều bà con trong họ Trần và tôi lên tiếng phản bác thông qua tham luận ngày 23/12/2017, song bà Trần Thu Nguyệt và ông Trần Văn Sen cùng BCH họ Trần Việt Nam vẫn phớt lờ, vẫn quyết tâm làm cái việc trái đạo lý để tỏ rõ uy quyền của cá nhân họ!

          Việc ấn định ngày giỗ và thư mời nói trên của ông Trần Văn Sen và BCH HTVN là một việc làm sai trái, đi ngược lại Thông báo số 36-HT ngày 12/7/2005 – của Ban Liên lạc họ Trần Việt Nam do cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Tứ làm Trưởng ban, với nội dung cụ thể như sau:

(Trích) “Sau khi đã nhận được sự nhiệt tình hưởng ứng chân thành và nhất trí cao của các vị lão thành cách mạng như giáo sư TRẦN VĂN GIÀU, BÁC HOÀNG TÙNG, BÁC TRẦN QUANG THƯỜNG, các GS TRẦN VĂN KHÊ, TRẦN QUỐC VƯỢNG, Tiến sĩ TRẦN VĂN KHOÁT, nhà nghiên cứu lịch sử TRẦN NGỌC BÌNH, Ban liên lạc họ Trần các tỉnh THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH, QUẢNG NINH, ĐÔNG TRIỀU, NGHỆ AN, THỪA THIÊN HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH, QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG, Hội đồng gia tộc các họ ĐẶNG, họ ĐÀO (gốc Trần) và rất nhiều đơn vị khác, đều nhất trí cho đây là việc làm tốt, đáp ứng nguyện vọng của bà con dòng họ:

- Lấy ngày 18 tháng GIÊNG năm Giáp Ngọ (1234) là ngày mất của Thái Thượng hoàng TRẦN THỪA, làm ngày giỗ TỔ TIÊN HỌ TRẦN VIỆT NAM, cùng ngày giờ làm nghi lễ giỗ TỔ TRẦN THỪA, bài văn cúng kính mời các ĐỨC TỔ:

* Y VƯƠNG MỤC TỔ HOÀNG ĐẾ TRẦN KINH

* CUNG VƯƠNG NINH TỔ HOÀNG ĐẾ TRẦN HẤP

* CHIÊU VƯƠNG NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRẦN LÝ…

- NGÀY 20 THÁNG 08 GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO

- NGÀY 01/11 GIỖ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG…

Trong đó có quy định rõ nghi thức văn bài cúng tế, trang phục, cử nhạc “Bài ca họ Trần”…

Qua đây cho thấy, việc thay đổi ngày GIỖ TỔ HỌ TRẦN bởi một nhóm người mang danh họ Trần trong BCH HTVN do ông Trần Văn Sen làm Chủ tịch đã thể hiện quyết tâm đảo lộn lịch sử họ Trần Việt Nam. Nếu để việc này trở thành hiện thực thì con cháu họ Trần chúng ta có lỗi với tiên tổ, có tội với bà con họ Trần hôm nay và mai sau. Để cho trăm họ cười chê, chúng ta mang tội bất nhân, bất hiếu, muôn đời không rửa sạch.

Theo tôi, để xảy ra sự cố đặc biệt nghiêm trọng này, dù vô tình hay hữu ý thì lỗi trước hết thuộc về  BCH HTVN và ông Trần Văn Sen:

- Đã tin tưởng một cách mù quáng vào quan điểm của GS VŨ KHIÊU và một số nhà sử học đương thời, nhất là bài viết của PGS-TS NGUYỄN MINH TƯỜNG!

- Tôi đã trực tiếp nghe ông Trần Văn Sen phát biểu 3 lần ở các hội nghị quan trọng của họ Trần Việt Nam, thấy rằng, ông Trần Văn Sen tuy được một số người đánh giá là có tâm đức, tận tình lo cho tổ tiên, dòng họ, nhưng năng lực và trình độ hạn chế, hơn nữa tuổi ông hiện nay đã già, không còn minh mẫn. Có lúc, ông Sen nhầm lẫn đến mức, từng ví BCH họ Trần Việt Nam giống như Trung ương Đảng và Bộ Chính trị (thật lố bịch), thậm chí không biết mình làm sai hay đúng (?)

- Thường trực BCH HTVN có nhiều người chỉ khéo ton hót, nịnh bợ, mặc dù biết rất rõ đây là một việc làm sai trái nhưng không dám thổ lộ, hoặc đưa ra chính kiến của mình làm cho ông Trần Văn Sen bị ngộ nhận, sa vào CON ĐƯỜNG GIA TRƯỞNG VÀ HỢM HĨNH!

GIA TRƯỞNG: Có nghĩa, ý kiến của ông Sen bao giờ cũng được cho là đúng, ông tự  cho mình là VUA, đứng trên đỉnh cao, dưới chỉ là tôi, tớ. Có kỳ họp ở TP.HCM, ông yêu cầu đoàn đại biểu của các tỉnh về phải vào chào ông, tựa như thần dân gặp bệ hạ! (đáng lẽ với tư cách là người đứng đầu dòng họ, ông phải tay bắt, mặt mừng chào xã giao từng đoàn đại biểu con cháu họ Trần từ khắp nơi về đoàn tụ dòng họ mới phải chứ!

Tất cả các thành viên trong Thường trực BCH HTVN hầu như xưa nay không có ai dám làm trái lệnh ông, chưa nói đến phản bác ý kiến… kể cả những văn bản trái luật, trái đạo lý như:

- NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

- VĂN BẢN PHÂN RÕ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở PHÍA NAM…

Nội dung và số thứ tự lưu trữ các văn bản gửi đi hành văn lộn xộn, tối nghĩa!

HỢM HĨNH: Đi đến đâu ông Trần Văn Sen cũng hết lời ca ngợi Đức Hoằng Nghị Đại vương. Khi tế lễ, ông Sen mặc áo tế không nghiêm túc (tại sao không dùng bộ đồ phục tế lễ như đã được sử dụng trong ngày giỗ quốc Tổ Hùng Vương? Ai đã tư vấn cho ông Trần Văn Sen mặc bộ “HOÀNG BÀO” trông tựa như phường chèo, thiếu nghiêm túc, gây phản cảm. Việc gì phải phô trương: Anh hùng lao động, TGĐ hãng bia Đại Việt, UBMTTQVN tỉnh Thái Bình, TGĐ Tập đoàn Hương Sen…

Đối với dòng họ, chỉ cần giới thiệu chức danh cao nhất của dòng họ là đủ rồi.

C- BAN CHẤP HÀNH HỌ TRẦN VIỆT NAM

BCH HTVN là cơ quan lãnh đạo cao nhất của dòng họ phải được bầu cử, ứng cử nghiêm túc. Phải chọn những người có đức, có tài, đại diện các tầng lớp, vùng miền, hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, giải quyết công việc theo thiểu số phục tùng đa số. Cụm từ Ban chấp hành chỉ nên dùng cho các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, còn đối với các dòng họ không nên dùng cụm từ này.

Thử hỏi:

Thành viên BCH HTVN có được dòng họ Trần các tỉnh, thành đề cử không?
Thành viên BCH có được bầu ra Thường trực Ban chấp hành không? Hay chỉ là do quen biết, cánh hẩu với nhau rồi đưa vào Ban thường trực, trong đó có cả những người không am hiểu về lịch sử dòng họ, không biết việc mà làm, quanh năm suốt tháng chỉ “ngậm miệng ăn tiền”, tìm cách ton hót, nịnh bợ, cố để trên không chê, dưới có trách cũng chẳng hề hấn gì (?).

Ngay việc bố trí cơ cấu đại diện vùng, miền trong BCH HTVN cũng không hợp lý. Thành phần Ban lãnh đạo của BCH HTVN chủ yếu gồm mấy vị miền Bắc, có người không sành việc họ, dẫn đến tình trạng “Lãnh đạo mà không biết đường hướng phát triển dòng họ, chỉ hoạt động theo mệnh lệnh, sai khiến!”

Tôi cho rằng, cơ cấu đại diện vùng miền rất quan trọng: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán vùng miền mà tổ chức phát triển dòng họ cũng khác nhau, không thể lấy việc phát triển dòng họ miền Bắc áp đặt cho việc phát triển dòng họ miền Trung và miền Nam được.

Tôi cho rằng, Thường trực BCH HTVN chưa thực sự đoàn kết, còn “lừa miếng” nhau, kìm hãm, đa nghi, tranh dành ảnh hưởng của nhau (qua việc ra quyết định giải tán văn phòng 2 và quy chế bó buộc văn phòng 2 làm việc gì cũng phải thông qua Chánh văn phòng họ Trần VN rồi trình lên ông chủ tịch Trần Văn Sen quyết định! các văn bản này còn lưu lại trong tâm tưởng bà con dòng họ Trần đến đời sau!).

Quan sát cung cách làm việc của BCH HTVN khiến tôi tự nhủ, việc gì cần đến mấy chục ủy viên ban chấp hành, cần gì đến mười mấy thường trực Ban chấp hành cho “Zdách việc”, chỉ cần một “ông Chủ tịch” và một “bà Chánh văn phòng” là đủ rồi!

Từ những phân tích trên đây, tôi đề nghị không nên “GỌI LÀ BAN CHẤP HÀNH HỌ TRẦN VIỆT NAM” mà nên thành lập: HỘI ĐỒNG TRẦN TỘC VIỆT NAM.

Lãnh đạo của Hội đồng Trần tộc nên cơ cấu mỗi địa phương có một đại diện,nhưng phải là người có tài, đức, có uy tín, luôn tận tâm, tận lực với dòng họ, có khả năng tổ chức vận động quần chúng, phù hợp với địa phương mình.
         Lãnh đạo Hội đồng phải được lựa chọn, bầu ra những người thật sự xuất sắc làm đầu tàu, hoạch định sách lược bảo tồn và phát triển dòng họ, có trình độ hiểu biết về lịch sử họ Trần và đất nước để động viên khích lệ các thành viên dòng tộc trong và ngoài nước tích cực tham gia xây dựng, phát triển dòng họ một cách bền vững, lâu dài.

Hội đồng Trần tộc hoạt động theo nguyên tắc TỰ NGUYỆN - BÌNH ĐẲNG – CÓ LỢI.

Nghĩa là:

          TỰ NGUYỆN: Tự nguyện tham gia, tự nguyện hiến kế, tự nguyện đóng góp.

          BÌNH ĐẲNG: Mọi người trong Hội đồng Trần tộc được tôn trọng, bình đẳng, thương yêu nhau, không phân biệt tuổi tác, chức vụ, giầu nghèo, địa vị xã hội…

        CÓ LỢI: Vì cùng chung dòng máu họ Trần, cùng có lợi về tâm linh, thờ cúng Tổ tiên, được hưởng giá trị lịch sử, phúc ấm của tiên tổ truyền lại cho con cháu.

Vì vậy, sau khi thành lập, Hội đồng Trần tộc Việt Nam sẽ biên soạn Quy chế hoạt động cụ thể cho từng khâu công việc như: Truyền thống lịch sử dòng họ, công tác tổ chức, quản lý kinh tế tài chính, thi đua khen thưởng…

Tôi nhận thấy:

Qua thời gian hoạt động của BCH HTVN cho thấy, sự liên kết giữa BCH họ Trần VN với họ Trần các tỉnh phía Bắc chưa chặt chẽ, gắn bó, hoạt động chưa đều tay, chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Đoàn kết trong dòng họ chưa được chú trọng đúng mức, còn xẩy ra bất hòa, thiếu tin tưởng cả trong lãnh đạo, giữa trên và dưới. Mấy năm gần đây, nhất là từ 2015 -2017 đã có những chuyển biến, tiến bộ hơn.

Kính thưa bà con Trần tộc trong và ngoài nước!

Là người mang dòng máu họ TRẦN, tôi không thể cam tâm để cho một vài người vì mục đích riêng mà xuyên tạc lịch sử tổ tiên, phá hoại phong trào phát triển của dòng họ.

Ngày 23/12/2017, tôi đã viết thư ngỏ gửi BCH HTVN, nhưng không được BCH HTVN hồi âm, phớt lờ ý kiến đóng góp của tôi là đúng hay sai, buộc tôi phải công khai trên mạng để rộng bề dư luận.

Không những thế, bà Trần Thu Nguyệt, PCT- Chánh Văn phòng BCH HTVN còn công khai gửi thư mời đề ngày 14 tháng GIÊNG mời bà con dòng họ trong, ngoài nước về dự lễ GIỖ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Vì vậy, một lần nữa buộc tôi phải viết thêm bài này nhằm ngăn ngừa tình trạng xuyên tạc lịch sử họ Trần và lừa dối bà con họ Trần. Để giúp người dân nói chung, đặc biệt là con cháu hậu duệ họ Trần cả nước nói riêng không bị nhầm lẫn “TỔ TIÊN không thờ lại đi thờ ĐỐNG MỐI”, tôi tha thiết mong bà con cùng chia sẻ, đóng góp ý kiến với tinh thần “PHẢI TRÁI PHÂN MINH, NGHĨA TÌNH TRỌN VẸN”.

MỖI CON CHÁU HỌ TRẦN PHẢI LÀ MỘT HẠT NHÂN ĐOÀN KẾT, GÓP PHẦN XÂY DỰNG DÒNG HỌ NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN VỮNG MẠNH.

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 152
Tổng truy cập: 1276919
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ