Từ năm 2007, sau các cuộc hội thảo về Thân phụ của Thái sư Trần Thủ Độ, được tổ chức tại Thái Bình và nhất là sau khi cuốn sách Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam, do 2 ông Trần Văn Sáu và Trần Đại Thanh biên soạn, ông Trần Văn Sen viết lời mở đầu, nhiều tranh luận gay gắt đã diễn ra trên các phương tiện truyền thông. Câu hỏi Trần Hoằng Nghị là ai, căn cứ nào khẳng định Trần Hoằng Nghị là thân phụ của Thái sự Trần Thủ Độ? Đến nay mọi việc đã dần sáng tỏ, dư luận đánh giá cao quyết định của Viện trưởng Viện Sử học Đinh Quang Hải và Cục trưởng Cục Xuất bản -In & Phát hành Chu Văn Hòa (Bộ TT-TT) về việc cho dừng phát hành bộ sách LSVN phổ thông xuất bản năm 2018 để chỉnh lý, sửa chữa, đồng thời loại bỏ nhân vật Trần Hoằng Nghị ra khỏi bộ sách lịch sử này.
Trở lại với ngôi đền thờ do ông Trần Văn Sen đầu tư xây dựng, sau nhiều lần nâng cấp từ gian thờ phụng tổ tiên của gia đình mình. Kết hợp với huyền tích từ ngôi Miếu gốc đa thờ thần sấm Trang Nghị Vương, tại làng Mẹo (làng Phương La), xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nhờ mưu lược của ông Trần Văn Sen đã “nâng cấp” Miếu gốc đa thành Đền nhà ông, rồi chưa thỏa mãn, ông còn tiếp tục “nâng tầm” Đền nhà ông thành Đền thờ tổ họ Trần Việt Nam. Ông Trần Văn Sen đã có văn bản đề nghị Sở VH TT tỉnh Thái Bình công nhận Đền nhà ông là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh. Cũng chính ông với vai trò Ủy viên của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, đã đề nghị và được Ủy ban này cấp Bằng bảo trợ năm 2011: Di tích lịch sử văn hoá. Sau đó ngày 17-8-2015 UNESCO Thế giới đã cấp bằng bảo trợ công nhận Đền Trần Hoàng Nghị Đại Vương là: Di sản có giá trị lịch sử, văn hoá và giáo dục truyền thống của Việt Nam.
Việc làm ngụy tạo này không chỉ riêng ông Trần Văn Sen làm được mà phải có sự hỗ trợ đắc lực của các nhà Khoa học Lịch sử như: ông Dương Trung Quốc, Tổng thư kí Hội KHLS, PGS TS Nguyễn Minh Tường, Viện KHLS thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Ông Dương Quảng Châu người tham gia nghiên cứu Lịch sử Thái Bình. Thật trớ trêu, nhiều người trong đó có tôi không thể tin nổi.
Trong bài viết này tôi không nói lại những điều mà báo chí và các nhà khoa học phản biện nội dung trên đã viết. Với mức độ hiểu biết của bản thân tôi xin trình bày về nhận thức của mình qua ba chữ Hán Nôm 殿 茄 翁. Xét về phương diện tự hình thì các chữ tương ứng trên đây dạng chữ Nôm và chữ Hán là tương ứng 1-1.
Nếu tra từ điển chữ Nôm thì có thể phiên âm sang tiếng Việt 3 từ trên là: Đền (điện) Nhà Ông. Xét về ngữ pháp và nội dung ý nghĩa không cao thậm chí ở mức rất bình thường theo kiểu văn nói chứ không có tính thẩm mỹ văn học.
Đi vào cụ thể chữ 殿 thuộc bộ Thù có tổng 13 nét. Âm Nôm là: điếng, điện, đền. Dịch sang tiếng Việt là: Cung điện, Điện hạ. Đền thờ tổ có nên dùng chữ Cung điện hay Điện hạ được chăng. Thông thường, đền thờ tổ tiên trong dòng họ người ta hay dùng chữ 堂Đường, thuộc bộ Thổ có tổng là 11 nét.
Chữ 茄 thuộc bộ Thảo có tổng 8 nét. Âm Nôm là: Cà, Gia, Già, Nhà, Nhu, Nhựa. Ở đây ta chọn âm Nhà có nghĩa tiếng Việt là: Nhà cửa.
Chữ 翁 thuộc bộ Vũ có tổng 11 nét. Âm Nôm là: Òng, Ông, Ồng, Ổng. Ở đây ta chọn âm Ông. Chữ Ông nghĩa Nôm là: ông nội, ông ngoại, ông Trời.
Như vậy ta nên hiểu đây là Đền thờ của gia đình ông (nội, ngoại) hay ông Trời? Khó hiểu hơn khi kết hợp 3 từ trên: Đền thờ nhà cửa (của) ông (nào vậy?).
Tra từ điển chữ Hán Nôm Việt thì có thể phiên âm sang tiếng Việt 3 từ 殿 茄 翁, cụ thề như sau:
Chữ 殿 thuộc bộ Thù có tổng 13 nét. Âm Hán Việt là: điến, điện, đán. Dịch sang tiếng Việt là: Cung đền, nhà vua ở gọi là điện, chỗ thờ thần thánh cũng gọi là điện.
Chữ 茄 thuộc bộ Thảo có tổng 8 nét. Âm Hán Việt là: Cà, Gia, Già. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: (Danh từ) Cuống sen, rò sen, cây cà, trái cà. Đây mới là mấu chốt của thủ thuật của người chơi chữ đứng đằng sau ông Sen. Không phải tự nhiên mà họ chọn chữ 茄-“Cà”, để mọi người hiểu theo nghĩa nôm là Nhà, còn theo nghĩa Hán Việt có ẩn ý của giống Sen trong đó.
Chữ 翁 thuộc bộ Vũ có tổng 11 nét. Âm Hán Việt là: Ông, ông cụ, cha. Con dâu gọi bố chồng là Ông, con rể gọi bố vợ cũng là Ông. Tiếng tôn xưng đàn ông khi lớn tuổi.
Nếu đọc theo nguyên tắc chữ Hán cổ từ phải sang trái 3 chữ trên có thứ tự là: ÔNG SEN ĐIỆN. Tóm lại theo nghĩa Hán Việt, tôi hiểu ngầm ý của ngôi đền này với danh nghĩa nôm na là: (Cung) Đền Ông Sen. Nên ngôi đền này không bao giờ xứng đáng và càng không thể được gọi là Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam.
Như vậy sự thực đã rõ như ban ngày. Đề nghị ông Sen cho gỡ bỏ ngay Logo "ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM" gắn trên sảnh tầng ba tòa nhà "ÔNG SEN ĐIỆN.
Hội đồng họ Trần Việt Nam, tổ chức đại diện cho lương tri dòng tộc Trần chính thống, bằng tình cảm và lý trí đã đang và sẽ bảo vệ những giá trị lịch sử hiển vinh của dòng họ cũng như lịch sử văn hiến của Quốc gia dân tộc. Những việc làm sai trái: đánh tráo khái niệm, ngụy tạo các giá trị lịch sử phải bị lên án và loại bỏ. Kính mong các thế hệ con cháu có tâm và người dân Việt Nam hãy đoàn kết đồng hành và tin tưởng chúng tôi.
Cao Xuân Thiện
21/05/2024 : | MỘT CÔNG TRÌNH TÂM LINH CÓ Ý NGHĨA |
21/05/2024 : | TỰ HÀO NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN |
30/03/2024 : | DẤU ẤN ĐẠI HỘI DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN LẦN THỨ III |
03/02/2023 : | KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀN THỜ TỔ HỌ TRẦN VIỆT NAM |
LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM... (25/11/2018) |
Đại hội Đại biểu Dòng họ... (02/05/2013) |
Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (17/10/2012) |
Mái trường Trần Nguyên Hãn (07/06/2012) |
Online: 157 |
Tổng truy cập: 1380746 |