QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN VIỆT NAM | Dòng chảy thông tin | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Dòng chảy thông tin   /  ĐẠI HỘI DÒNG HỌ LẦN THỨ I
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN VIỆT NAM
...Từ ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Dảng, đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện, xã hội không ngừng phát triển. Các dòng họ Việt Nam đều tổ chức tìm về cội nguồn. Nhiều họ, Tộc đã hoàn thành tổ chức và đi vào hoạt động với qui mô toàn quốc...

Sự cần thiết thành lập Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam

Từ ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Dảng, đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện, xã hội không ngừng phát triển. Các dòng họ Việt Nam đều tổ chức tìm về cội nguồn. Nhiều họ, Tộc đã hoàn thành tổ chức và đi vào hoạt động với qui mô toàn quốc. 
  
Dòng họ Trần Nguyên Hãn là một dòng họ vẻ vang, có cội nguồn lịch sử, có truyền thống oanh liệt hào hùng đã được ghi danh trong sử sách. Do biến cố lịch sử, các con cháu hậu duệ của cụ Tổ Trần Nguyên Hãn đã phải thay tên, đổi họ, ly tán, phiêu bạt khắp nơi.
Hơn 600 năm qua, có chi, cành hậu duệ của Đức Tổ còn lưu giữ được gia phả, có những chi, cành, gia phả bị thất lạc, đứt quãng, vì vậy mà con cháu chưa có dịp nào được tụ họp đông đủ, hướng về cội nguồn tri ân Đức Tổ.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư tu bổ, tôn tạo đền thờ Tả tướng quốc (Trần Nguyên Hãn) và các di tích lịch sử về Người tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây không chỉ là một tin vui đối với con cháu hậu duệ Đức Tổ Trần Nguyên Hãn mà còn là sự khẳng định công lao to lớn của Đức Tổ đối với dân tộc.
Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thích hợp để con cháu hậu duệ Đức Tổ tìm về cội nguồn dâng hương Đức Tổ và tổ chức Đại hội dòng họ thống nhất, thành lập Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc lấy tên là “Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam”.
 
Chương I
Tôn chỉ mục đích
Điều 1: Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam là một tổ chức xã hội tự nguyện.
Các  tổ chức,  tộc họ,  cá  nhân   mang   họ Trần,  gốc Trần   có  nguồn   gốc dòng Trần Nguyên Hãn đều có thể được công nhận là thành viên của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
 Mục đích tổ chức, hoạt động của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam là tập hợp, đoàn kết tất cả người họ Trần, gốc Trần thuộc dòng Trần Nguyên Hãn có chung một tâm nguyện: tìm hiểu cội nguồn, kết nối dòng họ, tri ân tổ tiên và các bậc tiền bối; giúp nhau xóa đói giảm nghèo; khuyến học, khuyến tài, giáo dục các con cháu học tập, gìn giữ phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
 
Chương II
Chức năng, nhiệm vụ chung  
Điều 2: Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam là trung tâm kết nối dòng họ.
Điều 3: Ban Liên Lạc có nhiệm vụ:
3.1 -   Tìm hiểu, liên lạc, kết nối các tộc họ, chi, cành, hệ phái thuộc dòng họ Trần Nguyên Hãn từ trước đến nay chưa có liên lạc.
3.2 -  Thông tin các thành viên hậu duệ Trần Nguyên Hãn sinh hoạt riêng lẻ ở các địa phương, tạo điều kiện để mọi người giao lưu nhận biết nhau tiến tới sinh hoạt dòng họ tại các địa phương.
3.3 -  Động viên con cháu dòng họ luôn hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, tư vấn hướng dẫn các đoàn thuộc các địa phương muốn tổ chức hành hương về đất tổ, tham quan các khu di tích của họ Trần và  Đức Tổ Trần Nguyên Hãn.
3.4 -  Thông tin các tin tức nội bộ dòng họ và tài liệu lịch sử của các dòng họ khác giúp tăng thêm hiểu biết truyền thống của tổ tiên, xây dựng ý thức gắn bó dòng họ .
3.5 -  Khuyến khích mọi thành viên dòng họ Trần Nguyên Hãn thực hiện lời dạy của tổ tiên “anh em hòa mục”, đoàn kết thương yêu, động viên, giúp đỡ nhau học tập, công tác, phấn đấu tiến bộ đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
 
Chương III
Cơ cấu tổ chức
Điều 4: Cơ cấu
Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam được thành lập theo địa bàn dân cư có cùng gốc họ Trần thuộc dòng Trần Nguyên Hãn sinh sống. 
Toàn quốc có Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
Các địa phương có thể thành lập Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn trên cơ sở một tỉnh hoặc nhiều tỉnh kết hợp các chi cành cùng họ.
Điều 5: Hệ thống
5.1 -  Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam là tổ chức cao nhất đại diện cho dòng họ Trần Nguyên Hãn trên lãnh thổ Việt Nam và là thành viên có tổ chức của họ Trần Việt Nam.
5.2 -  Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam do hội nghị đại biểu dòng họ toàn quốc cử ra 5 năm một lần.
Điều 6: Tổ chức của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn có:
- Các ủy viên Ban Liên Lạc đại diện của các tộc họ.
- Thường trực Ban Liên Lạc
- Hội đồng Trưởng lão
6.1 -  Thường trực Ban Liên Lạc gồm:
- Trưởng Ban Liên Lạc
- Các phó Ban Liên Lạc
- Chánh Văn phòng
- Một số ủy viên 
6.2 -  Hội đồng Trưởng lão gồm các bậc cao niên có uy tín, hiểu biết sâu sắc công việc họ, tâm huyết với công việc của dòng họ. Số lượng thành viên tùy theo tình hình tổ chức của dòng họ mà quyết định. 
 
Chương IV
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
Điều 7: Thường trực Ban Liên Lạc là cơ quan giúp việc Ban Liên Lạc dòng họ .
7,1 -  Thường trực Ban Liên Lạc có trách nhiệm triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội và của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn giữa hai kỳ Đại hội.
7.2 -  Thay mặt Ban Liên Lạc điều hành công việc của dòng họ giữa hai kỳ Đại hội.
7.3 -  Phê duyệt chức năng nhiệm vụ, biên chế tổ chức của các tiểu ban tham mưu, thông qua các quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ chủ chốt của các tổ chức trên.
7.4 -  Tiến hành các công việc chuẩn bị cho Đại hội đại biểu dòng họ Trần Nguyên Hãn toàn quốc cũng như tổ chức hội nghị toàn thể Ban Liên Lạc theo định kỳ.
7.5 -  Thường trực Ban Liên Lạc họp mỗi quý một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường, mở rộng theo triệu tập của trưởng ban.
7.6 -  Trưởng, Phó Ban thay mặt Thường trực trực tiếp giải quyết công việc hàng ngày.
Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó ban liên lạc:
8.1 -  Trưởng ban liên lạc có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Là người đai diện về pháp nhân và là chủ tài khoản của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam trước pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội và của Ban Liên Lạc.
- Chủ trì cuộc họp của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam và Thường trực Ban Liên Lạc trong nhiệm kỳ cho đến khi bầu xong Ban Liên Lạc nhiệm kỳ mới.
- Ký các văn bản, thông báo gửi các tổ chức xã hội, Ban liên lạc dòng họ các địa phương. Ký các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban Liên Lạc
- Chịu trách nhiệm trước BLL dòng họ về hoạt động của Thường trực Ban Liên Lạc.
- Thành lập các tiểu ban chuyên trách để trực tiếp giải quyết các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, phê duyệt nhân sự cho các tiểu ban và các tổ chức khác của dòng họ.
8.2 -  Các Phó trưởng ban (gọi chung là phó ban) là người giúp việc cho Trưởng ban. 
- Phó ban được Trưởng ban phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực cụ thể.
- Trường hợp Trưởng ban vắng mặt, Phó ban thứ nhất là người thay thế điều hành công việc của Ban Liên Lạc.
Điều 9: Hội đồng Trưởng lão: 
9.1 -  Hội đồng Trưởng lão có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề quan trọng mang tính chiến lược có tầm ảnh hưởng lớn đến dòng họ và hoạt động của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
9.2 -  Hội đồng Trưởng lão thường xuyên được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của dòng họ để chủ động đề xuất các vấn đề cần tư vấn.
9.3 -  Hoạt động của Hội đồng Trưởng lão là hoạt động mở (linh hoạt), có thể làm việc tập trung tại Văn phòng hoặc tại nhà riêng….
Điều 10: Văn phòng và Chánh Văn phòng:
10.1 -  Văn phòng là cơ quan hành chính thường trực của BLL dòng họ TNH Việt Nam. Chánh văn phòng do Trưởng ban liên lạc đề xuất và được đa số ủy viên Thường trực Ban Liên Lạc biểu quyết tán thành.
10.2 -  Chánh văn phòng có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Đại diện cho Văn phòng BLL dòng họ TNH Việt Nam trong quan hệ giao dịch và hoạt động kết nối dòng họ.
- Điều hành các hoạt động của Văn phòng BLL, hỗ trợ tích cực các hoạt động của các tiểu ban.
- Chủ động phối hợp cùng các tiểu ban xây dựng lịch hoạt động hàng tháng, hàng quý của Thường trực BLL.
-  Định kỳ báo cáo cho BLL dòng họ TNH Việt Nam về các hoạt động của cộng đồng dòng họ.
- Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của BLL dòng họ TNH Việt Nam. 
- Quản lý hồ sơ, tài liệu của cộng đồng (phát sinh thành viên, chi họ và các tổ chức trực thuộc, ấn phẩm, văn bản giao dịch…).
- Giúp chủ tài khoản quản lý thu chi tiết kiệm, đúng quy chế, nguyên tắc tài chính. Chịu trách nhiệm trước trưởng BLL dòng họ TNH Việt Nam về các hoạt động và chi tiêu của Văn phòng.
Điều 11:  Các tiểu ban chuyên trách
Các tiểu ban chuyên trách là cơ quan giúp Trưởng BLL dòng họ TNH Việt Nam, là người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo từng lĩnh vực được phân công.
11.1 -  Các tiểu ban chuyên trách có nhiệm vụ :
- Theo lĩnh vực được phân công, xây dựng đề án, kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý trình Trưởng ban phê duyệt và báo cáo Thường trực.
- Trước kỳ họp Thường trực Ban Liên Lạc, trưởng tiểu ban phải chuẩn bị  báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi Văn phòng tổng hợp, báo cáo trưởng ban cho ý kiến.
11.2 -  Trong thời kỳ đầu, BLL dòng họ TNH Việt Nam có các tiểu ban sau:
+ Tiểu ban Tổ chức – phụ trách việc kết nối, phát triển dòng họ.
+ Tiểu ban Tuyên truyền – phụ trách công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn hướng dẫn việc  tổ chức  hành hương về cội nguồn…
+ Tiểu ban Tài chính – phụ trách quản lý tài chính, xây dựng quỹ họ, tổ chức vận động tài trợ…
+ Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế có thể thành lập thêm các tiểu ban khác để đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ.
 
Chương V
Nguyên tắc làm việc và quan hệ công tác
Điều 12: Nguyên tắc chung: BLL dòng họ TNH Việt Nam làm việc theo nguyên tắc dân chủ, hiệp thương, quyết định theo đa số có mặt. 
12.1 -  Trường hợp số phiếu ngang nhau, quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của Trưởng ban.
12.2 -  Những công việc có liên quan trực tiếp đến toàn dòng họ hoặc một số đông tộc họ, phải tranh thủ ý kiến tư vấn của Hội đồng Trưởng lão trước khi biểu quyết.
12.3 -  Mọi quan hệ giao dịch thường xuyên trên danh nghĩa BLL dòng họ TNH Việt Nam với bên ngoài đều do Trưởng ban, Phó ban phân công phụ trách hoặc ủy nhiệm Chánh văn phòng thực hiện. Các trường hợp đặc biệt khác phải được sự ủy quyền của Trưởng ban.
12.4 -  Mọi văn bản giao dịch trên danh nghĩa BLL dòng họ TNH Việt Nam, do Trưởng ban ký hoặc ủy quyền cho Phó ban ký đều phải đăng ký số văn bản và có bản lưu tại Văn phòng.
12.5 -  BLL dòng họ TNH Việt Nam họp toàn thể một năm một lần với nội dung kiểm điểm, đánh giá kết quả công việc đã thực hiện trong năm qua, đề ra chủ trương, phương án hoạt động năm tiếp theo, phê duyệt kinh phí đã chi, dự án ngân sách cho năm sau.
Trường hợp có vấn đề đột xuất quan trọng, Trưởng Ban Liên Lạc có thể triệu tập hội nghị bất thưởng toàn thể Ban Liên Lạc để giải quyết công việc sau khi tham khảo ý kiến của liên tịch Thường trực Ban Liên Lạc và Hội đồng Trưởng lão.
 
Chương VI
Kinh phí hoạt động
Điều 13: Kinh phí hoạt động của BLL dòng họ TNH Việt Nam được quy định như sau:
13.1 – Ngân quỹ của BLL dòng họ TNH Việt Nam do 2 nguồn thu tạo thành:
- Sự đóng góp của các thành viên Ban Liên Lạc. Mỗi thành viên Ban Liên Lạc đều có nghĩa vụ đóng góp một số tiền nhất định do BLL quy định hàng năm gọi là niên phí.  Niên phí có thể thay đổi theo nhiệm kỳ, thời gian.
- Sự ủng hộ hoặc tài trợ của các cá nhân và tập thể trong và ngoài dòng họ, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
13.2- Các khoản chi từ quỹ của BLL dòng họ TNH Việt Nam gồm:
- Chi cho các hoạt động kết nối dòng họ.
- Chi các cuộc họp do Ban Liên Lạc tổ chức.
- Chi cho bản tin nội tộc (Thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam) xuất bản 6 tháng một lần (trước mắt cần dự tù kinh phí).
- Chi mua lễ vật cho các cuộc hành hương: dự lễ giỗ Tổ, khánh thành từ đường, dự các cuộc họp ở các địa phương.
- Chi cho việc thăm hỏi, phúng viếng tứ thân phụ mẫu hoặc vợ chồng của ủy viên BLL dòng họ TNH Việt Nam và các nhân vật tiêu biểu của các họ, tộc họ.
- Chi cho văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, bưu điện phí, điện nước…
- Các khoản chi hợp lý khác của Ban Liên Lạc.
Điều 14: Nguyên tắc thực hiện công tác tài chính:
14.1 – Tất cả các việc thu chi của các quỹ đều phải thực hiện trên nguyên tắc tài chính công khai theo đúng pháp luật và quy định của BLL dòng họ TNH Việt Nam. Có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ. Minh bạch trong thanh toán bằng các chứng từ, hóa đơn theo quy định.
14.2 – Quyền hạn sử dụng ngân quỹ:
- Chi tiêu từ 1 triệu đồng trở lên phải thông qua tập thể trưởng phó ban.
- Chi tiêu lớn từ 5 triệu đồng trở lên phải có nghị quyết của Thường trực Ban Liên Lạc.
- Trường hợp không có điều kiện thông qua tập thể, Trưởng ban được tạm thời quyết định, sau đó phải báo cáo tập thể trong cuộc họp gần nhất và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chi sai mục đích, Trưởng ban phải bồi thường.
14.3 – Tuyệt đối không sử dụng ngân quỹ của dòng họ vào mục đích kinh doanh.
14.4 – Hàng năm, tiểu ban tài chính của BLL phải có văn bản báo cáo và được Trưởng ban phê duyệt quyết toán thu chi năm trước và dự toán kinh phí hoạt động năm sau của BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
14.5 – Khi nảy sinh khiếu nại về tài chính, Thường trực BLL dòng họ TNH Việt Nam có thể thành lập Ban Kiểm tra độc lập nhất thời về tài chính từ 3 đến 5 ủy viên Ban Liên Lạc. (Các ủy viên này không thuộc tiểu ban tài chính). Kết quả kiểm tra phải báo cáo trước toàn thể Ban Liên Lạc xem xét quyết định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, ban Kiểm tra được giải thể. 
 
Chương VII
Gia huy, cờ và huy hiệu của dòng họ 
Điều 15: Gia huy là biểu tượng của dòng họ.
Gia huy gồm chữ Trần (chữ nho) ở phía trên, hai bên có hai rồng thăng đời Trần chầu từ phía dưới nâng chữ Trần lên, thể hiện thành dạng hình tròn, có ý nghĩa họ Trần luôn phát triển tiến lên với sức mạnh rồng bay. Phía dưới có dòng chữ “Dòng họ Trần Nguyên Hãn” là tên của dòng họ. Biểu tượng màu vàng trên nền màu đỏ.
Cờ của dòng họ là lá cờ thần ngũ sắc có thêu gia huy ở giữa.
Huy hiệu của dòng họ là một hình tròn bằng kim loại đường kính 25mm mang hình gia huy, mặt sau có khâu đeo trên áo.
 
Chương VIII
Trụ sở Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn
Điều 16: Trụ sở của Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam đặt tại thủ đô Hà Nội để tiện giao dịch.
Địa chỉ: nhà số 6, ngõ 19, phố Liễu Giai, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 04 37 613980
Số di động:  0903 261362
Hòm thư điện tử: banlienlactnh@ gmail.com
Tên tài khoản: 
Tài khoản dòng họ Trần Nguyên Hãn:
--Tài khoản tiền Việt:  Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,       Hà Nội, số: 11724 606 044 011.
--Tài khoản ngoại tệ: Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,  số:  SHIFT CODE VN VX 11724 606 044 021.
 
Chương IX
Khen thưởng, kỷ luật
Điều 17: Các tộc họ, tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc có công xây dựng dòng họ được dòng họ tôn vinh, khen thưởng:
17.1 – Đối tượng được xét khen thưởng, tôn vinh:
Những người tận tâm hoạt động vì dòng họ.
Những người có đóng góp lớn xây dựng dòng họ, xây dựng quỹ dòng họ, quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ.
Những người được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý.
Những người có thành tích vượt khó học giỏi, tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, những người đạt học hàm, học vị cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư…) góp phần làm rạng danh dòng họ.
Những doanh nhân thành đạt giúp ích được nhiều người, đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng dòng họ.
Những người có thành tích cứu giúp người nghèo, cứu giúp người bị nạn… thể hiện phẩm chất cao quý.
17.2 – Các hình thức khen thưởng:
- Cấp bằng ghi nhận công lao, công đức.
- Cấp bằng tuyên dương của dòng họ.
- Cấp bằng vinh danh dòng họ.
- Cấp bằng Tinh hoa dòng họ.
- Đăng bản tin thông báo trong toàn dòng họ, thông tin điện tử.
-Tổ chức gặp mặt chúc mừng.
- Ghi danh sổ vàng dòng họ, treo ảnh tại trụ sở Ban Liên Lạc dòng họ, tại nhà thờ tộc họ.
17.3 – Những người vi phạm quy chế của dòng họ, những người làm ô danh dòng họ, xúc phạm nặng truyền thống của tổ tiên, cần có sự nhắc nhở, giáo dục thích hợp.
 
Chương X
Điều khoản thi hành
Điều 18: Sửa đổi, bổ sung quy chế:
Trong quá trình thực hiện bản quy chế này, nếu thấy có điều gì cần sửa đổi bổ sung, Thường trực Ban Liên Lạc có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất và báo cáo hội nghị toàn thể BLL dòng họ TNH Việt Nam thông qua.
Chỉ có Đại hội đại biểu dòng họ toàn quốc và hội nghị toàn thể Ban Liên Lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung quy chế này.
Điều 19: Hiệu lực của bản quy chế:
Bản quy chế này gồm 10 chương và 19 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam nhất trí thông qua ngày 22 tháng 02 năm 2012 tại thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
 
Bản quy chế này có giá trị thi hành từ ngày 22 tháng Hai năm 2012.
Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 154
Tổng truy cập: 1274798
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ