TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ- MỘT DANH TƯỚNG, MỘT NHÀ NGOẠI GIAO LỖI LẠC THỜI TRẦN | | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Lịch sử truyền thống dòng họ   /  Danh nhân nhà Trần
TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ- MỘT DANH TƯỚNG, MỘT NHÀ NGOẠI GIAO LỖI LẠC THỜI TRẦN
TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ- MỘT DANH TƯỚNG, MỘT NHÀ NGOẠI GIAO LỖI LẠC THỜI TRẦN
Tuệ Trung Thượng sỹ (húy danh là Trần Quốc Tung) là con trai cả của An Sinh vương Trần Liễu, là anh của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu (mẹ vua Trần Nhân Tông). Tuệ Trung Thượng sỹ vừa là bác vừa là thầy dạy của vua Trần Nhân Tông từ khi còn nhỏ tuổi. Ngài nổi tiếng là một nhà Thiền học lớn, một danh tướng, một nhà ngoại giao giỏi của nhà Trần thế kỷ thứ XIII. Điện thờ Ngài tọa lạc trên núi Rùa (còn có tên gọi khác là núi Đầu Lin) thuộc khu di tích lịch sử Tịnh thất Dưỡng Chân, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

 

TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ- MỘT DANH TƯỚNG,

MỘT NHÀ NGOẠI GIAO LỖI LẠC THỜI TRẦN

                     Trần Nguyên Trung

Đoàn hành hương chúng tôi do Thiếu tướng-PGS Đào Trần Quang Cát dẫn đầu đã về dâng hương Tuệ Trung Thượng sỹ (húy danh là Trần Quốc Tung) tại khu di tích lịch sử Tịnh thất Dưỡng Chân, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Ngài là con trai cả của An Sinh vương Trần Liễu, là anh của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu (mẹ vua Trần Nhân Tông).

Điện thờ tọa lạc trên núi Rùa (còn có tên gọi khác là núi Đầu Lin) hiện thờ 3 vị danh tướng và danh nhân lịch sử triều Trần gồm: An Sinh vương Trần Liễu (giữa); Tuệ Trung Thượng sỹ (bên trái) và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (bên phải). Đây cũng là trang viên của Tuệ Trung Thượng sỹ với diện tích hiện nay chỉ còn hơn 1ha.

Về quan hệ, Tuệ Trung Thượng sỹ vừa là bác vừa là thầy dạy của vua Trần Nhân Tông từ khi còn nhỏ tuổi. Ngài nổi tiếng là một nhà Thiền học lớn, một danh tướng, một nhà ngoại giao giỏi của nhà Trần thế kỷ thứ XIII. Sau khi thân phụ là Trần Liễu qua đời (1251), Ngài được phong tước Hưng Ninh vương và được cử giữ chức Trấn Thủ Lộ Hồng (vùng đất Hải Dương, Hải Phòng ngày nay).

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên –Mông, để ngăn chặn sức mạnh của giặc và có thêm thời gian củng cố binh lực cho quân đội nhà Trần, nhiều lần Ngài được vua Trần cử làm Sứ thần đến doanh trại của tướng Thoát Hoan đàm phán. Vốn là một người thông thái, hiểu sâu, biết rộng, Ngài đã khiến cho quân tướng Nguyên –Mông phải nể trọng bởi tài đối đáp của Sứ thần Đại Việt.

Ngài còn là người có công lớn cùng với Hưng Đạo Đại vương trực tiếp chỉ huy quân đội nhà Trần giải phóng kinh đô Thăng Long, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi.

Sau chiến thắng giặc Nguyên-Mông, Ngài được phong chức Tiết Độ sứ, được giao cai quản vùng duyên hải Thái Bình- Nam Định ngày nay.

Ngài mất ngày Mùng 1 tháng Tư năm Tân Mão, hưởng dương 62 tuổi (1230-1291). Sau khi Ngài mất, vua Trần Nhân Tông đã thân đến Tịnh Thất Dưỡng Chân cho thu thập các bài thuyết pháp, các tài liệu do Ngài viết rồi biên tập thành sách lấy tên “Tuệ Trung Thượng sỹ ngữ lục”. Đích thân vua Trần Nhân Tông viết bài “Thượng sỹ hành trạng” (Tiểu sử Thượng sỹ).

Cuối thế kỷ XX, giới sử học và Phật học Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học về Ngài. Các cuộc hội thảo đều đánh giá cao tài năng, đức độ, công lao đóng góp của Ngài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Khẳng định Ngài không chỉ là một nhà Thiền học bậc thầy của nước ta mà còn là một nhà tư tưởng, chính trị, triết học, quân sự, văn hóa, ngoại giao lỗi lạc của nhà Trần thế kỷ thứ XIII.

Hàng năm, vào ngày Mùng 1 tháng Tư, con cháu khắp nơi về đây dâng hương tế lễ để tưởng nhớ, tri ân công đức của Ngài.

 

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 162
Tổng truy cập: 1367854
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ