DÒNG HỌ TRẦN NGUYỄN HÃN VIỆT NAM
ĐIỀU LỆ LẬP QUỸ
X¢Y DùNG DßNG Hä
LỜI MỞ ĐẦU
Tổ Trần Nguyên Hãn là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của lịch sử. Chúng ta là con cháu của Người, vô cùng biết ơn và tự hào về Người. Đồng thời mỗi người chúng ta cũng có trách nhiệm làm rạng rỡ thanh danh của Người, ra sức xây dựng dòng họ lớn mạnh, phát triển tiến bộ xứng đáng là hậu duệ, dòng dõi vẻ vang của Người.
Điều lệ lập quỹ xây dựng dòng họ nhằm bảo đảm cho dòng họ có đủ điều kiện hoạt động và phát triển bền vững không ngừng.
CHƯƠNG I
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA LẬP QUỸ
XÂY DỰNG DÒNG HỌ
Điều 1- Quỹ của dòng họ Trần Nguyên Hãn là tài sản chung của tất cả mọi thành viên trong dòng họ. Quỹ được lập nên bằng tâm đức, tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên và đối với dòng họ theo khả năng của mỗi người.
Điều 2- Quỹ của dòng họ Trần Nguyên Hãn không phải là loại quỹ chi tiêu mà là một loại quỹ gốc tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động vì lợi ích của dòng họ. Quỹ gốc của dòng họ được bảo toàn lâu dài và bổ sung không ngừng. Quỹ gốc càng lớn, dòng họ càng có điều kiện làm nhiều việc lớn có ích cho dòng họ.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC QUỸ CỦA DÒNG HỌ
Điều 3- Quỹ gốc của dòng họ được xây dựng bằng 4 (bốn) nguồn thu:
1/ Góp quỹ: Mỗi người là con cháu hậu duệ của Tả tướng quốc, trong suốt cuộc đời đều nên có ít nhất một lần làm nghĩa vụ góp quỹ xây dựng dòng họ. Đây là thể hiện đầu tiên tâm đức con cháu hướng về dòng họ. Có góp quỹ thì dòng họ mới có cơ sở để thực hiện các chế độ và mang lại các lợi ích cho bà con sau này.
Mức đóng góp không hạn chế tùy theo tâm đức và khả năng của mỗi người. Khuyến khích và hoan nghênh các con cháu có tấm lòng đóng góp nhiều hơn hoặc nhiều lần.
2/ Công đức: Trong những ngày lễ giỗ hoặc khi có điều kiện, mỗi khi nhớ tới đức Tổ, bà con đều có thể phát tâm công đức bổ sung cho quỹ của dòng họ.
3/ Tài trợ: Các con cháu có tiềm năng, có hảo tâm tham gia xây dựng quỹ dòng họ với số tiền lớn.
4/ Ủng hộ và công đức: của các tổ chức và cá nhân có thiện cảm với dòng họ.
Điều 4- Ban Liên lạc dòng họ phải lập 3 (ba) sổ vàng ghi chép rành mạch, đầy đủ các loại nguồn lập quỹ xây dựng dòng họ:
1- Sổ góp quỹ xây dựng dòng họ.
2- Sổ công đức, tài trợ xây dựng dòng họ.
3- Sổ ứng tiền cho vay để hoạt đông (khi quỹ gốc còn nhỏ, chưa đủ kinh phí hoạt động)
Điều 5- Hàng năm, các tộc họ, chi cành tổ chức thu tiền góp quỹ và tiền công đức của bà con, thông báo và gửi cho quỹdòng họ theo địa chỉ quỹ dòng họ. Cước phí trừ vào số tiền gửi.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ QUỸ CỦA DÒNG HỌ
Điều 6- Quỹ gốc của dòng họ phải gửi vào ngân hàng để được bảo đảm của Nhà nước. Tuyệt đối không sử dụng quỹ gốc để chi tiêu, để kinh doanh hoặc làm bất cứ việc gì có thể gây thất thoát quỹ của dòng họ.
Trước khi gửi vào ngân hàng, bộ ba: Chủ tài khoản, Trưởng ban tài chính, Kế toán trưởng phải kiểm quỹ có sự chứng kiến của các Trưởng phó ban thường trực Ban Liên lạc để khẳng định số tiền quỹ đã có và được đem đi gửi.
Điều 7- Ban Liên lạc dòng họ chỉ được sử dụng tiền lãi ngân hàng của quỹ gốc để chi tiêu cho các công việc của dòng họ. Tiền lãi ngân hàng, mỗi năm chỉ được rút một lần khi đến hạn vào cuối năm dương lịch. Quỹ gốc lại gửi tiếp vào ngân hàng theo định kỳ hàng năm. Mỗi lần rút tiền phải do Trưởng Ban Liên lạc quyết định.
Điều 8- Các loại tiền góp quỹ, công đức, tài trợ v.v... khi nhận được phải thông báo kịp thời cho các thành viên đứng chủ, thông báo công khai trên nội san của dòng họ, trong các cuộc họp toàn ban Thường trực và trong hội nghị toàn thể Ban Liên lạc dòng họ hàng năm.
Thường trực Ban Liên lạc thường xuyên theo dõi, tổng hợp kịp thời số tiền quỹ của dòng họ và báo cáo trong hội nghị toàn thể Ban Liên lạc hàng năm, trong Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ.
Điều 9- Quỹ của dòng họ bao gồm cả quỹ gốc và tiền lãi ngân hàng là tài sản thiêng liêng vô giá đảm bảo cho hoạt động lâu dài vĩnh cửu của dòng họ vì thế cần phải được quản lý nghiêm ngặt. Thường trực Ban Liên Lạc có trách nhiệm quản lý và giải quyết chi tiêu chặt chẽ, khoa học, hiệu quả, góp phần xây dựng dòng họ ngày càng vững mạnh. Trưởng Ban Liên Lạc là chủ tài khoản, là người chịu trách nhiệm chính trước dòng họ về quản lý quỹ của dòng họ.
CHƯƠNG IV
SỬ DỤNG QUỸ CỦA DÒNG HỌ
Điều 10- Tiền lãi ngân hàng chỉ được sử dụng vào những việc phục vụ lợi ích của dòng họ như: hoạt động kết nối dòng họ,
tổ chức hội nghị, mua lễ vật dâng cúng các tiên tổ tại các nhà thờ, đền thờ Tổ, dự khánh thành từ đường, dự các cuộc họp của các họ, tộc họ, mừng thọ người cao tuổi, thăm hỏi, chúc mừng, phúng viếng, khen thưởng, tôn vinh các nhân vật trong dòng họ, bản tin nội san và trang tin website, mua văn phòng phẩm, các khoản chi hợp lý của Ban Liên lạc...
Điều 11- Mọi việc thu chi đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước và các thủ tục đã được quy định trong Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc dòng họ. Phải công khai, minh bạch,
- Có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ,
- Có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn theo quy định.
- Trưởng ban chỉ được duyệt các khoản chi dưới 1 (một) triệu đồng.
- Chi tiêu từ một triệu đồng trở lên phải thông qua tập thể Trưởng phó ban.
- Chi tiêu lớn từ 5 triệu đồng trở lên phải có Nghị quyết của Thường trực Ban Liên lạc.
` - Trường hợp không có điều kiện thông qua tập thể, Trưởng ban được tạm thời quyết định, sau đó phải báo cáo tập thể trong cuộc họp gần nhất và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chi sai mục đích, Trưởng ban phải bồi thường.
- Hàng năm, Tiểu ban tài chính của Ban Liên lạc phải có văn bản báo cáo và được Trưởng ban phê duyệt quyết toán thu chi năm trước và dự toán kinh phí hoạt động năm sau của Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam.
CHƯƠNG V
DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN VÀ KHEN THƯỞNG, TÔN VINH NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC XÂY DỰNG QUỸ CỦA DÒNG HỌ
Điều 12- Mỗi người có thể công đức, tài trợ nhiều lần cho dòng họ. Để ghi nhận công lao và tâm đức cao cả của bà con, khi cộng tất cả các loại: góp quỹ, công đức, tài trợ, cho vay đạt đến một mức nhất định sẽ được dòng họ khen thưởng, tôn vinh:
- Khi một thành viên tài trợ hoặc công đức vào quỹ gốc dòng họ một lần hoặc nhiều lần cộng lại đạt đến 20 triệu đồng trở lên, dòng họ sẽ tổ chức tuyên dương trong toàn dòng họ và tặng bằng “VINH DANH DÒNG HỌ”
- Khi một thành viên tài trợ hoặc công đức vào quỹ gốc dòng họ một lần hoặc nhiều lần cộng lại đạt đến 50 triệu đồng trở lên, dòng họ sẽ tuyên dương trong toàn dòng họ và tặng bằng tôn vinh “TINH HOA DÒNG HỌ”
- Từ một triệu đồng trở lên có bằng công đức...
- Dưới một triệu đồng có giấy ghi nhận công đức...
Điều 13- Việc tuyên dương, tôn vinh các thành viên có công lớn được tiến hành thông báo trên nội san dòng họ, trên trang websiter dòng họ, được mời là đại biểu danh dự hội nghị toàn thể Ban Liên lạc, Đại hội dòng họ toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo và chụp ảnh lưu niệm của dòng họ, ghi vào sổ vàng vinh danh của dòng họ.
Khi có điều kiện sẽ tổ chức khắc bia công đức của dòng họ.
CHƯƠNG VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 14- Mọi trường hợp vi phạm quỹ của dòng họ hoặc chi tiêu không đúng quy chế tài chính của dòng họ đều được xem xét và xử lý nghiêm minh. Tùy theo mức độ thiệt hại có thể tổ chức kiểm điểm, bồi thường tổn thất cộng tiền lãi cho quỹ của dòng họ và thông báo trong toàn dòng họ.
CHƯƠNG VII
ĐỊA CHỈ TÀI KHOẢN CỦA DÒNG HỌ
Điều 15- Mọi công đức của cá nhân, tập thể, tổ chức đối với dòng họ đều có thể chuyển vào tài khoản của dòng họ theo địa chỉ dưới đây:
Tên tài khoản: AGRIBANK Cầu Giấy - Hà Nội.
hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy - Hà Nội.
Số tài khoản: 1507 205 730 062
Đồng thời thông báo cho chủ tài khoản biết:
Chủ tài khoản: Đào Quang Cát, nhà số 6, ngõ 19, phố Liễu Giai, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Số máy di động: DĐ: 0903 261 362 - 0903 260 368.
Nhận được tin, ủy viên tài chính có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ nhân công đức biết, báo cho chủ tài khoản và ghi vào sổ vàng công đức lập quỹ của dòng họ.
05/03/2017 : | BÁO CÁO TÔN VINH CỦA DÒNG HỌ TẠI ĐẠI HỘI II |
LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM... (25/11/2018) |
Đại hội Đại biểu Dòng họ... (02/05/2013) |
Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (17/10/2012) |
Mái trường Trần Nguyên Hãn (07/06/2012) |
Online: 160 |
Tổng truy cập: 1367818 |