BÁO CÁO CỦATHƯỜNG TRỰC TẠI HỘI NGHỊ BAN LIÊN LẠC NHIỆM KỲ II, LẦN THỨ HAI | | Cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn
Tin hoạt động dòng họ   /  Hoạt động dòng họ
BÁO CÁO CỦATHƯỜNG TRỰC   TẠI HỘI NGHỊ BAN LIÊN LẠC NHIỆM KỲ II, LẦN THỨ HAI
BÁO CÁO CỦATHƯỜNG TRỰC TẠI HỘI NGHỊ BAN LIÊN LẠC NHIỆM KỲ II, LẦN THỨ HAI
Ngày 09/12/2018, Dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Liên lạc dòng họ lần thứ hai, nhiệm kỳ II tại Nhà hàng Vườn treo, số 281 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Về dự Hội nghị có các đại biểu là ủy viên Hội đồng Trưởng lão, ủy viên thường trực, ủy viên Ban Liên lạc và đại diện các chi họ, tộc họ trong dòng họ. Hội nghị đã nghe ông Đào Trần Quang Cát, Trưởng Ban Liên lạc dòng họ đọc báo cáo tình hình hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của dòng họ trong năm 2018 và phương hướng kế hoạch hoạt động năm 2019.

 

BÁO CÁO CỦA THƯỜNG TRỰC 

TẠI HỘI NGHỊ BAN LIÊN LẠC NHIỆM KỲ II, LẦN THỨ HAI

Ngày 09 tháng 12 năm 2018

------------------  

I  TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG HỌ NĂM 2018

 

A- THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

 

Theo kế hoạch đã thống nhất, trong hai năm 2017, 2018, chúng ta thực hiện 3 công tác trọng tâm là:

- Tu chỉnh gia phả của các tộc họ, chi họ.

- Xây dựng quỹ gốc dòng họ.

- Vận động mua bản tin dòng họ.

Kết quả đã đạt như sau:

 

1- Tu chỉnh gia phả của tộc họ, chi họ. (đại chi, tiểu chi)

 

          Nội dung là ghi chép bổ sung hàng con cháu nối tiếp cho đến hiện nay và bổ sung hàng tổ tiên nối tiếp đên thủy tổ của tộc họ hoặc chi họ. Đến nay đã có một số  tộc họ, chi họ hoàn thành vượt mức yêu cầulà:

- Họ Cao Trần, tộc Trần Lê đại tôn, tộc Sơn Thịnh, Chi Phúc Tâm họ Sơn Đông, trong đó có họ Cao Trần đã hoàn chỉnh toàn bộ, tổ chức lễ dâng gia phả lên tổ tiên. Còn nhiều tộc họ, chi họ chưa làm xong phần nối tiếp đến hiện nay..

          - Những họ đã làm tốt là do đã có nề nếp phân công người phụ trách gia phả,  bổ sung, hoàn thiện gia phả ngay từng năm. Nay chỉ cần kiểm tra, đối chiếu thêm.

 

2- Xây dựng quỹ gốc dòng họ.

 

          Thực hiện hàng năm các tộc họ, chi họ trích quỹ hoặc vận động bà con góp vào quỹ gốc dòng họ

          - Trong năm có 5 tộc họ, chi họ góp quỹ từ 2 đến 7 triệu:

- Họ Đạo Tín, chi 6 Diễn Vạn, chi Hải Thượng, tộc Trần Lê đại tôn, tộc Diễn Hồng (6,8 triệu) trong đó có tộc Trần Lê Đại tôn góp quỹ lần thứ tư, chi 6 Diễn Vạn  góp lần thứ ba,

- Có 6 cá nhân và gia đình công đức trực tiếp là (bà Trần Thị Phú 5 triệu, bà Đào Thị Tuyết Thọ 2 triệu, ông Cao Uy Tín 2 triệu, ông Trần Thanh Tịnh 1 triệu đồng, ông Trần Công Phóng 1 triệu, ông Trần Quốc Hội 500.000đ, đặc biệt ông Trần Trọng Minh ở Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An dù khó khăn  nhưng nghe thông báo lập quỹ gốc cũng gửi bưu điện ra công đức 200.000đ, Chi 3 họ Trần Đình, Nghi Xá, Nghi Lộc đang tìm hiểu kết nối cũng công đức 1 triệu đồng.

          - Cộng trong năm công đức quỹ gốc được 30 triệu đồng

Tổng cộng tính đến nay quỹ gốc dòng họ có 288.600.000đ

 

3- Vận động mua bản tin: Có 14 cá nhân, chi họ đặt mua, một số vừa mua, vừa ủng hộ được 5.700.000đ.

 

B- THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SINH HOẠT CỦA DÒNG HỌ

 

1- Kết nối dòng họ.

 

          - Tộc Trần Văn họ Trần Bảo Tín xã Thuận Lộc thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh.

          - Chi 3 họ Trần Đình Nghi Xá, Nghi Lộc đang tìm hiểu kết nối.

          - Có thêm 11 chi họ, tộc họ của họ Trần Pháp Độ tự kết nối sinh hoạt

          - Đã về xã Phúc Lĩnh, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh tìm hiểu dấu tích Tổ Trần Nguyên Hãn nhưng người giữ gia phả đi vắng nên chưa có cơ sở kết nối.

          - Chi Đạo Linh họ Trần Đạo Tín do ông Trần Bá Tiền, chi trưởng đã hoàn thành thủ tục kết nối nhưng bỏ sang sinh hoạt hội họ Trần Việt Nam.

          - Chi Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Nội đã liên hệ kết nối nhưng bỏ sang hội họ Trần Hà Nội.

          - Chi Văn Hóa Quang Bình do tộc trưởng là chủ tịch Ban Chấp hành hội họ Trần Quảng Bình nên bỏ kết nối.

 

2- Mừng thọ.

         

        - Năm 2018 đã mừng thọ 74 cụ trong đó 5cụ từ 100 đến 103 tuổi, 14 cụ 95 tuổi, 18 cụ 90 tuổi, 37 cụ 85 tuổi.

 

3- Lễ giỗ, hành hương.

         

          - Thường trực phối hợp với họ Trần Sơn Đông dự 2 ngày giỗ Tả Tướng quốc. Ngày 1 - 2 âm lịch họ Trần Sơn Đông tế tổ, ngày 26 âm lịch, dâng hương và gặp gỡ cán bộ huyện Lập Thạch và Ủy ban xã Sơn Đông, hiệu trưởng, giáo viên  2 trường PTTH Hải  phòng và Sơn Đông.

          - Thường trực đi thăm nhà bảo tàng Xương Giang ở thành phố Bắc Giang, đền thờ cổ 8 vua nhà Lý ở xã Dương Lôi

          - Hành hương về Côn Sơn - Kiếp Bạc thăm lễ đền Đức Thánh Trần, đền thờ Tổ Trần Nguyên Đán, đền thờ cụ Nguyễn Trãi,

 

4- Thăm hỏi, phúng viếng.

 

          - Thăm gia đình Trưởng họ Sơn Đông ở khu Bê tông, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi về gia phả.

          - Thăm ông Trần Văn Toàn, nguyên Phó Ban Liên lạc, bị ốm.

          - Đi viếng mộ và tìm hiểu về ngôi mộ Tổ Trần Quang Khải ở xã Bình Định, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.

          - Viếng vợ trưởng họ Trần Sơn Thịnh ở Hà Nội mất.

          - Thăm ông Trần Hữu Thị trong khu tập thể 376

          - Đi thăm nhà mới ông Đào Trần Quang Cát ở Bắc Giang.     -

 

5- Tôn vinh, khen thưởng.

 

          - Viết bài tôn vinh cụ Đào Trần Quang Vinh ở xã Quang Húc, Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

          - Họ Cao Trần có bài ca ngợi cụ Cao Trần Tín có tâm đức cao với dòng họ.

          - Cụ bà Trần Thị Kim Dung và bà con chi 6 Diễn Vạn ở Hà Nội hàng năm đều góp quỹ gốc dòng họ 3 triệu đồng, đã 3 năm liên tục.

          - Các ủy viên Thường trực họ Cao Trần rất tích cực truyền đạt và vận động bà con thực hiện nghị quyết dòng họ được nhiều người hưởng ứng công đức quỹ gốc và tham gia sinh hoạt dòng họ.

          - Qua hoạt động dòng họ 2 năm qua, Thường trực xét khen thưởng 10 tổ chức và cá nhân có thành tích nổi bật trong thực hiện nghị quyết dòng họ, về lập gia phả và xây dựng quỹ gốc dòng họ.

 

6- Đi dự hội nghị, khánhthành nhà thờ các họ, tộc họ chủ yếu.

 

          - Dự lễ giỗ họ Trần Thanh Hóa ngày 7 tháng Giêng âm lịch.

          - Đi dự giỗ họ tộc Trần xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày 15 - 7 âm lịch.

 

7- Đảm bảo thông tin trong dòng họ (bản tin, trang website)

 

          - Trong năm vẫn đảm bảo ra 2 số bản tin Rừng Thần, mỗi số 500 bản.

       - Khó khăn vẫn là kinh phí làm báo và cước phí bưu điện quá cao. Ngân quỹ dòng họ không đủ trang trải. Mong muốn các họ có con cháu ở Hà Nội đến nhận rồi đưa về họ ở quê cho đỡ tiền cước.

          - Trang website duy trì đều, phát huy được tác dụng lớn, được sự tin tưởng của nhiều bạn đọc và làm chuyển hóa những nhận thức sai của một số người.

 

C- SINH HOẠT CỦA CÁC HỌ, TỘC HỌ

 

1- Họ Trần Pháp Độ- Ngày 03 tháng 5 năm 2018 (tức ngày 18 tháng 3 năm Mậu Tuất, Hội nghị Ban liên lạc dòng họ Trần Pháp Độ thảo luận, bàn bạc về việc đóng góp xây dựng quỹ dòng họ; làm rõ những thắc mắc và mở rộng kết nối dòng họ; hoàn thiện từng bước lập gia phả từng chi dòng họ; triển khai, phổ biến thực hiện các nội dung trong Nghị quyết của Ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn.

 

2- Dòng Huyền Thông, họ Trần Pháp Độ- Ngày 01 tháng 4 năm 2018 (tức ngày 16 tháng 2 năm Mậu Tuất) tại nhà thờ Trần Bá Thành xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, đã họp Hội nghị Ban liên lạc lần thứ V dòng Huyền Thông họ Trần Pháp Độ,có 77 đại biểu về dự. Hội nghị đãbầu lại Ban liên lạc gồm 17 ủy viên, 5 ủy viên hội đồng Trưởng lão, 7 ủy viên Thường trực. Ông Trần Thanh Xuân được bầu làm Trưởng Ban và các ông Trần Đức Loan, Trần Văn Nhiếp được bầu làm Phó Ban.

Hội nghị đã quyết định lấy ngày 16 tháng 2 âm lịch là ngày hợp kỵ giỗ Cụ Tổ Huyền Thôngvà hai bà tại  nhà thờ Trần Bá Thành.Tại đây sẽ tổ chức cúng tế và họp mặt con cháu dòng Huyền Thông hàng năm. Xây dựng, tu tạo lại mộ Tổ Huyền Thông và hai bà tại làng Yên Hậu xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

 

3- Khánh thành nhà thờ chi 3 họ Trần Đạo Tín. Chi 3 họ Trần Đạo Tín xây nhà thờ mới ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Vì không có điện thoại liên lạc nên Thường trực không về dự được

 

D- SỰ VIỆC MỚI NẢY SINH

 

Ngoài công việc dòng họ, thời gian qua phát sinh một việc đột xuất, tốn khá nhiều thời gian của Thường trực. Viện lịch sử xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam phổ thông, tập 3 nói về nhà Trần có nhiều sai sót nghiêm trọng, đặc biệt trong đó đưa ra nhân vật Trần Hoằng Nghị là một cái tên không có gốc tích, không rõ xuất xứ gọi là thân sinh ra Trần Thủ Độ, và Trần Thủ Độ lại đẻ ra ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gọi đây là khu Bến Trấn; xin phép xây đền thờ tổ họ Trần thôn Phương  La nhưng biến thành nhà thờ Trần Hoằng Nghị rồi gọi là nhà thờ Tổ họ Trần Việt Nam v.v.

. Dòng họ Trần Nguyên Hãn đã cùng một số dòng họ khác tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng lịch sử của họ Trần và lịch sử nước nhà. Thường trực cùng với một số đại diện các dòng họ Trần khác làm đơn kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành và thông báo các tỉnh, đề nghị thu hồi, yêu cầu viết lại cho đúng với thực tế lịch sử rồi hãy phát hành. Đã tổ chức họp mặt một số báo chí, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà văn trao đổi làm sáng tỏ hơn các căn cứ sử học, đượcbáo chí và các đại biểu nhất trí đồng tình ủng hộ, nhiều báo đã đăng bài phát hành rộng rãi. Ủy viên Thường trực Trần Nguyên Trung là người có công rất lớn, đã tổ chức thành công cuộc gặp mặt một số nhà báo, nhà sử học, nhà văn, nhà nghiên cứu, và đã viết nhiều bài sâu sắc có giá trị được nhiều nơi hưởng ứng. Đến nay đã đạt đến mức Viện sử học phải chấp nhận xóa bỏ nhân vật Trần Hoằng Nghị và phần ghi Trần thủ Độ sinh ra ở thôn Phương La, xã Thái Phương mạo gọi dó là khu Bến Trấn. Tuy nhiên chưa chấp nhận tu chỉnh các sai sót khác nên vẫn cần theo dõi việc thực hiện và giải quyết việc hai lần xuất bản năm 2010 và năm 2014 đã viết những điều sai trái như trên. 

 

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG TRONG NĂM 2018

 

1- Họ Trần Pháp Độ có những chuyển biến tích cựcnhưng còn khó khăn trong tổ chức quản lý hệ thống các chi, tộc họ. Các bản tin gửi về không chuyển dượcđến tay các chi họ, tộc họ.

         

          2- Khó khăn. hiện nayvẫn là quỹ chi tiêu quá nhỏ, một năm mới có được 20 triệu tiền lãi ngân hàng. Riêng tiền in 2 bản tin, mỗi bản 500 số đã hết 17 triệu đồng, tiền mừng thọ 6-8 triệu đồng, tiền bảo trì trang website hết 3.600.000đ, Nếu gửi bưu điện đến các tộc, chi họ sẽ hết khoảng 5 triệu đồng tiền cước. Cộng 33 triệu, chưa tính các chi khác như Văn phòng, lễ giỗ, thăm hỏi ...

          Năm nay quỹ hoạt động thu 31.044.000đ, chi 41.340.000đ, quyết toán âm 10.296.000đ.

         

         3- Một sự kiện lớn là qua cuộc đấu tranh về sử học,nhiều bà con họ Trần thấy rõ sự không trong sáng của tổ chức “Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam”, nhiều nơi nêu ý kiến nên có tổ chức mới là “Hội đồng họ Trần Việt Nam”. Có sự đồng hành bảo trợ của “Hội doanh nhân họ Trần Việt Nam”, ngày 06 tháng 11 năm 2018 đã có cuộc họp quyết định thành lập “Hội đồng lâm thời họ Trần Việt Nam”, đã tổ chức ra mắt ngày 17 tháng 11 năm 2018 được đại đa số các tổ chức trong nước đồng tình ủng hộ. Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam là một thành viên của “Hội đồng Việt Nam” trong đó có Trưởng ban Liên lạc  Đào Trần Quang Cát được bầu là Chủ tịch Hội đồng lâm thời, Phó ban Trần Nguyên Trung là Tổng thư ký của Hội đồng. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận nên tham gia hoạt động theo phương cách nào cho hợp lý nhất (Tên Đào TrầnQuang Cát, nhiểu nơi yêu cầu gọi đúng tên gốc họ Trần). 

 

II- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2019

 

Hoạt đông của dòng họ đã có nề nếp. Tiếp tục thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Đại hội đã vạch ra. Cụ thể:

 

1- Trọng tâm hoạt động năm 2019 là:

 

- Tiếp tục thực hiện bước 2 về tu chỉnh gia phả. Các chi họ, tộc họ hoàn thiện gia phả của mình để sang năm 2020 nối theo từng họ lớn chuẩn bị cho hội thảo toàn dòng họ vào năm 2021.

- Các chi họ, tộc họ thực hiện nền nếp góp quỹ gốc cho dòng họ để có đủ điều kiện phục vụ hoạt động của dòng họ tốt hơn.

- Vận động bà con đăng ký mua bản tin,

Họ Trần Pháp Độ tổ chức nắm chắc số lượng các tộc họ, chi họ, có biện pháp quản lý tốt để diều hành hoạt động trong dòng họ.Các tộc họ, chi họ có góp quỹ gốc hàng năm thì  miễn tiền mua bản tin.

 

2- Nội dung hoạt động và chế độ sinh hoạt của Ban Liên lạc dòng họ Sau hai năm thực hiện thực hiện nội dung hoạt động và chế độ sinh hoạt mới, đến nay có thể xác định dứt khoát như sau:

 

Từ nay thực hiện chương trình hoạt động hàng năm theo 7 nội dung của nghị quyết hội nghị Ban Liên lạc năm 2017:

1- Tiếp tục kết nối (chủ yếu trong nội bộ các họ, tộc họ).

2- Mừng thọ hàng năm

3- Lễ giỗ, hành hương.

4- Thăm hỏi, phúng viếng

5- Khen thưởng, tôn vinh

6- Đi dự hội nghị và khánh thành nhà thờ các họ, tộc họ chủ yếu.

7- Duy trì bản tin và trang tin điện tử (web) đảm bảo thông tin trong dòng họ.

- Năm nay bắt đầu thực hiện hình thức mừng thọ các cụ tuổi 80.

 

- Chú ý tôn vinh khen thưởng các cá nhân có thành tich đột xuất trong học tập, trong sản xuất, làm kinh tế, trong đóng góp thiết thực xây dựng dòng họ.

- Năm 2019 sẽ tổ chức hành hương về Yên Tử, Quảng Ninh. 

 

3- Chế độ sinh hoạt của Thường trực và Ban Liên lạc:

 

- Mỗi năm họp Thường trực một lần và họp Ban Liên lạc một lần.

- Hội nghị Thường trực vào đầu tháng 5 để kiểm tra kết quả thực hiện nghị quyết nửa đầu năm, chỉ đạo hoàn thành kế hoạch trong năm.

- Hội nghị Ban Liên lạc cuối năm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của cả năm và quyết dịnh phương hướng, kế hoạch cho năm sau. Quá trình chuẩn bị  hội nghị Ban Liên lạc, Thường trực phải thông báo trao đổi  nội dung, tranh thủ ý kiến trước của các ủy viên Thường trực.

 

4- Tiếp tục giải quyết kiến nghị về tập 3 lịch sử Việt Nam phổ thông cho đạt kết quả chân thực của lịch sử. Sau khi dựng lên cuộc hội thảo giả tạo ngày 09 - tháng 01 - 2007 tại Hà Nội với tiêu đề “Hoằng Nghị đại vương và việc bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Phương La” , Viên Sử học đã 2 lần xuất bản đề tài Lịch sử Việt Nam dựa theo nội dung hội thảo này:

 

- Năm 2009 - 2010, viết “Lịch sử Việt Nam thức thức” phân chia theo các thời kỳ lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại khá.

- Năm 2014, Nhà xuất bản giáo dục in đề tài “Lịch sử Việt Nam thức thức”  náy thành hai tập.  Tập một, Từ khởi thủy đến năm 1858, trong đó phần thứ hai: “Từ đầu thế kỷ X đến năm 1858 do Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Tường làm chủ biên”. Sách Lịch sử Việt Nam thức thức in 1000 cuốn đã được phát hành rộng rãi.

- Năm 2017, Viện sử học ký hợp đồng liên kết với nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật cho tái bản sách trên với tên sách là “Lịch sử Việt Nam phổ thông” gồm 9 tập trong đó tập 3 do Phó Giáo sư Nguyễn Minh Tường làm chủ biên.Toàn bộ nội dung các tập không thay đổi gì so với 2 tập do Nhà xuất bản giáo dục đã in năm 2014.Sách này đã phát hành. Tuy sau đó có thông báo tạm ngừng phát hành  nhưng đến nay vẫn không có chỉnh sửa gì.

Như vậy những sách nàyvẫn được coi là chính thức phổ biến và giảng dạy ở các nhà trường.

 

5- Xem xét, quyết định việc dòng họ Trần Nguyên Hãn tham gia sinh hoạt  họ Trần Việt Nam.

 

Quy chế Tổ chức và hoạt động dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam xác định rõ “Dòng họ Trần Nguyên Hãn là một thành viên có tổ chức của họ Trần Việt Nam”. Sở dĩ những năm qua ta sinh hoạt độc lập là vì thấy “Tổ chức Hội họ Trần Việt Nam do Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam điều hành là không chuẩn mực”. Nay theo nguyện vọng chung của bà con họ Trần trong cả nước muốn có một tổ chức họ Trần Việt Nam trong sáng, thống nhất. Hội đồng lâm thời họ Trần Việt Nam đã thành lập và đang chuẩn bị tổ chức Đại hội chính thức.

Dòng họ Trần Nguyên Hãn tham gia là một thành viên chính thức của họ Trần Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Hội đồng họ Trần Việt Nam và theo điều lệ của họ Trần Việt Nam.

Tham gia sinh hoạt theo các cấp tổ chức của họ Trần Việt Nam từ Trung ương đến địa phương nhưng vẫn giữ danh hiệu dòng họ Trần Nguyên Hãn. (Ví như nói Họ Trần Pháp Độ, dòng họ Trần Nguyên Hãn, chi họ ...dòng họ Trần Nguyên Hãn v.v...). Chúng ta có nhà thờ Tổ là di tích lịch sử cấp Quốc gia, hàng năm vẫn về làm lễ giỗ Tổ.

Tham gia thành lập tổ chức “Hội doanh nhân họ Trần Việt Nam” ở các tinh.

Qua sinh hoạt mà tìm hiểu kết nối các thành viên lẻ ở các nơi về với cội nguồn dòng họ.

Mọi nề nếp sinh hoạt của dòng họ Trần Nguyên Hãn vẫn giữ nguyên như hiện nay, từng bước có gì thay đổi sẽ quyết định sau. Trước mắt, các nơi sẽ bầu đại biểu tham gia Đại hội họ Trần Việt Nam bầu “Hội đồng họ Trần Việt Nam lần thứ nhất”.

Liên kết website
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Mr. Trung : 0913 985 589
Thông báo dòng họ
Video
   LỄ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG LÂM THỜI HỌ TRẦN VIỆT NAM
Thống kê truy cập
Online: 152
Tổng truy cập: 1277028
Nội san dòng họ
  • QUÝ HƯƠNG TỨC MẶC HỌ TRẦN VÀ NGUYÊN TỔ HOÀNG ĐẾ TRIỀU TRẦN RỪNG THẦN Nội san dòng họ Nội san dòng họ